68
động đến tăng trưởng là vốn (K), lao động (L) và
năng suất tổng hợp (A). Nếu bỏ qua nhân tố năng
suất tổng hợp (A) thì hàm sản xuất tổng quát được
viết lại dưới dạng đơn giản sau:
Y = f (K,L) (1)
Trong đó, thành phần vốn đầu tư bao gồm: đầu
tư của khu vực công (đầu tư công: Ig), đầu tư tư
nhân trong nước (Ip), và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(If). Vì vậy phương trình Y = f (K,L) có thể viết lại
như sau: Y = f (Ig, Ip, If, L) (2)
Lấy đạo hàm của phương trình (2) và chia cho Y
ta có phương trình sau:
dY/Y=(∂Y/∂Ig)(dIg/Y)+(∂Y/∂Ip)(dIp/
Y)+(∂Y/∂If)(dIf/Y)+(∂Y/∂L*L/Y)(dL/L) (3)
Trong đó: (∂Y/∂Ig)=β1; (∂Y/∂Ip)=β2; (∂Y/∂If)=β3;
(∂Y/∂L*L/Y)=β4
β1,β2,β3,β4 lần lượt là năng suất biên của yếu tố
vốn đầu từ khu vực công; năng suất biên của yếu tố
vốn đầu tư từ khu vực tư nhân; năng suất biên của
yếu tố vốn đầu tư từ khu vực FDI và độ co giãn của
sản lượng theo lao động. Các biến trong phương
trình (3) được giải thích như sau:
dY/Y: Là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực hàng năm
của Tỉnh (%); dIg/Y: Là tỷ lệ đầu tư công/GDP hàng
năm của Tỉnh (%); dIp/Y: Là tỷ lệ đầu tư tư nhân/
GDP hàng năm của Tỉnh (%); dIf/Y: Là tỷ lệ đầu tư
trực tiếp nước ngoài/GDP hàng năm của Tỉnh (%);
dL/L: Là tỷ lệ tăng lực lượng lao động hàng năm (%).
Vậy phương trình (3) có thể viết lại:
gt = β1Igt + β2Ipt + β3Ift + β4Lt (4)
Phương trình (4) cho thấy, tốc độ tăng trưởng
kinh tế (g) phụ thuộc vào các biến: Tỷ lệ vốn đầu
tư công trên GDP (Ig), tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân trên
GDP (Ip), tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư
Mô hình nghiên cứu
Để đưa ra mô hình hợp lý cho nghiên cứu, tác
giả dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm như:
Barro (1990), Vu Le, M. và Suruga (2005), Kongphet
Phetsavong và Masaru Ichihashi (2012), Sử Đình
Thành (2011), Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Lê
Hoàng Phong (2014). Đồng thời, tiếp cận hàm sản
xuất tổng quát theo quan điểm kinh tế học hiện đại
làm cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá
tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh
tế tỉnh Bình Định. Theo đó, có 3 yếu tố trực tiếp tác
HIỆUQUẢ ĐẦUTƯ CÔNG
ĐỐI VỚI TĂNGTRƯỞNG KINHTẾ TẠI TỈNHBÌNHĐỊNH
TS. TRỊNH THỊ THÚY HỒNG, ThS. ĐÀM ĐÌNH MẠNH
- Đại học Quy Nhơn
Đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng luôn được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của địa phương. Tuy nhiên, không phải lúc nào đầu tư công c ng đem lại hiệu quả như mong muốn. V
vậy, cần phải đánh giá tác động của đầu tư công nhằm đưa ra các biện pháp hợp lý, từ đó phát huy hiệu
quả của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế địa phương. Bài viết phân tích tác động của đầu tư công
đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh B nh Định qua mô h nh biến trễ hồi quy tự phân phối (ARDL). Kết quả
cho thấy, tỉnh B nh Định cần nghiên cứu ngưỡng đầu tư công hợp lý, có như vậy mới có thể phát huy tác
dụng của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.
Từ khóa: Đầu tư công, tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân, Bình Định
Investments and public investments in
particular have always been important factors
for promoting local economic growth. However,
public investments have not beeneffective
as expected, therefore, the impacts of public
investment should be assessed for appropriate
measures and for promoting the effectiveness of
public investments in local economic growth.
The article analyzes the impacts of public
investments on economic growth in Binh
Dinh province through the self-distribution
regression model (ARDL). The results have
shown that Binh Dinh province needs to
study the level of public investments so that
the localmay promote the effect of public
investments on the economic growth.
Keywords: Public investments, economic growth,
private investments, Binh Dinh
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG