TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
61
tài chính:
Chang và cộng sự (2014) đã nghiên cứu
về mối quan hệ giữa quản trị DN và cấu trúc vốn
tại 4.297 công ty trong giai đoạn 1993-2009. Nghiên
cứu cho rằng, nhiều công ty ở các nước phát triển
có mức độ đòn bẩy thấp, tuy nhiên sự hiện diện
của các thành viên nữ trong HĐQT ở các công ty
có mức độ đòn bẩy thấp có xu hướng đẩy đòn bẩy
lên cao hơn.
- CEO kiêm nhiệm và đòn bẩy tài chính:
Simpson và Gleason (1999) xem xét mối quan
hệ giữa quyền sở hữu và cấu trúc của HĐQT và
cơ chế kiểm soát nội bộ ảnh hưởng như thế nào
đến sự tồn tại của 300 ngân hàng trong giai đoạn
1989-1993. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, CEO kiêm
nhiệm có thể đã làm tăng đáng kể sức mạnh của
CEO so với ban lãnh đạo, do đó làm giảm hiệu
quả cơ chế kiểm soát của cơ cấu quản trị DN và
dẫn tới việc sử dụng ở dưới mức hoặc quá mức tối
ưu của đòn bẩy tài chính.
- Sự tập trung quyền sở hữu và đòn bẩy tài
chính: Paligorova và Xu (2012) nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sự tập trung quyền sở hữu và cấu
trúc vốn tại 12.167 DN được niêm yết ở các quốc
gia thuộc nhóm G7 từ năm 2003-2006. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, các DN có sự tập trung quyền sở hữu
nhiều hơn sẽ có mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn
những công ty có mức độ tập trung quyền sở hữu
thấp hơn.
- Danh tiếng của các công ty kiểm toán và đòn bẩy
tài chính:
Caramanis và Lennox (2008) nghiên cứu
về mối quan hệ giữa nỗ lực kiểm toán và quản lý
thu nhập dựa trên việc xây dựng mẫu gồm 9,738
công ty kiểm toán ở Hy Lạp từ năm 1994-2002. Kết
quả cho thấy, nỗ lực kiểm toán có mối quan hệ tiêu
cực với các khoản tích luỹ bất thường dương hay
nói cách khác khi các nỗ lực kiểm toán thấp thì
người quản lý có xu hướng tăng quản lý thu nhập
lên. Điều này hàm ý rằng, danh tiếng của các công
ty kiểm toán tác động tích cực lên hiệu quả hoạt
động công ty.
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ Báo cáo thường niên
của 137 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn
2007-2016.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên
các công trình của Wen và cộng sự (2002), Jiraporn
và cộng sự (2012) và Chang và cộng sự (2014). Bài
viết sử dụng 2 biến phụ thuộc: Tỷ số giữa tổng nợ
trên tổng tài sản (LEV) và Biến độc lập đại diện
cho các biến quản trị DN của công
ty (CG), bao gồm các biến quy mô
HĐQT (BD_SIZE), HĐQT độc lập
(BD_IND), quy mô Ủy ban kiểm
toán (BD_AUDIT), thành viên nữ
của HĐQT (BD_WOMEN), CEO
kiêm nhiệm (CEO_DUAL), sự tập
trung quyền sở hữu (OWN_TOP3)
và danh tiếng kiểm toán (BIG4).
LEVi,t = α + βCGi,t + γZi,t + ni
+ vt + εi,t (1)
Trong đó, các biến kiểm soát
(Z), bao gồm tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA), lợi nhuận
ngành (RETINE), quy mô công ty
(LNTA), tuổi công ty (LNFAGE),
chi tiêu vốn (CAPEXTA), tỷ lệ
thanh toán hiện hành (CACL), giá
trị thị trường trên giá trị sổ sách
(MBV), dòng tiền trên tổng tài sản
(NCFOTA), tỷ lệ tài sản cố định
(PPETA).
Bên cạnh việc sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng, để
lựa chọn giữa để lựa chọn giữa
BẢNG 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ
Biến
Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nh t Giá trị lớn nh t
BD_SIZE
7.4338
2.1160
3
16
BD_IND
0.4960
0.1377
0.1538
0.8571
BD_AUDIT
0.0603
0.3376
0
3
BD_WOMEN
0.4287
0.1678
0
0.8333
CEO_DUAL
0.3076
0.4617
0
1
OWN_TOP3
48.4340
19.6427
5,02
95.17
RETIND
-0.0889
0.3281
-0.9791
0.3908
BIG4
0.3121
0.4636
0
1
LEV
0.5039
0.2133
0.0320
0.9706
ROE
0.2339
0.1327
0.0038
0.8425
ROA
0.1074
0.0727
0.0010
0.4350
LNTA
27.7352
1.1826
24.4085
32.8265
LANFAGE
1.7969
0.5715
0
2.8332
CAPEXTA
0.0582
0.0753
-0.1327
1.4610
CACL
45.9534
255.8288
0.2342
3788.604
MBV
1.1592
1.0301
0.1402
14.5102
NCFOTA
0.0563
0.1219
-0.5495
0.7552
PPETA
0.4636
0.3913
0.0043
2.0842
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả