Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
27
Hai là, đối với chính quyền địa phương
Thực tế những năm qua tại Việt Nam phản ánh
tình trạng vốn ngân sách ở một số địa phương còn
bị sử dụng dàn trải, lãng phí, một số địa phương
sử dụng vốn ngân sách để đầu tư các công trình,
dự án mang tính địa phương chủ nghĩa, thiếu tầm
chiến lược… Thời gian tới cần chú ý một số vấn
đề sau đây:
- Cần hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách
theo hướng: Chi tiêu ngân sách địa phương căn
bản phải dựa trên cơ sở cân đối với nguồn thu
ngân sách địa phương, nhất là đối với các khoản
chi đầu tư, sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương
chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải theo
định hướng đầu tư từ Trung ương; kiên quyết
không bổ sung ngân sách cho các địa phương
tùy tiện; chấm dứt cơ chế “xin - cho” ngân sách
trong quan hệ cấp ngân sách Trung ương và địa
phương. Làm được như vậy thì các địa phương
mới có ý thức chủ động bồi dưỡng nguồn thu tăng
thu, giảm chi cũng như sử dụng ngân sách một
cách tiết kiệm, hiệu quả.
- Việc triển khai các dự án, công trình xây
dựng ở mỗi địa phương phải bám sát vào các định
hướng phát triển của các cơ quan Trung ương.
Phát triển mối quan hệ quan hệ hợp tác công -
tư trong triển khai các dự án đầu tư công tại các
địa phương, như xây dựng các công trình hạ tầng
cơ sở; khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư xây
dựng các công trình quốc kế dân sinh nhưng địa
phương không bố trí được vốn đầu tư mà luật
pháp cũng không cấm. Thực hiện chuyển đổi hình
thức sở hữu với tất cả các doanh nghiệp nhà nước
do địa phương quản lý.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ công
của các địa phương từ nhu cầu chi việc phát hành
trái phiếu cho đến tình hình sử dụng vốn để triển
khai các dự án; Gắn việc sử dụng nợ công với
trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu các
địa phương.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm
giải trình về tài chính ở các cấp địa phương, thực
hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. Tăng cường hoạt
động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm
quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý
ngân sách nhà nước; Tăng cường trách nhiệm giải
trình của mỗi cấp chính quyền địa phương trong
quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên như hiện
nay, mà trước hết là với trước Hội đồng Nhân dân
và cộng đồng dân cư dân ở địa phương.
phủ bị sử dụng lãng phí, thất thoát (đã đề cập). Vì
vậy, thời gian tới cần chú ý nghiên cứu để đưa ra
hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá thống nhất hiệu
quả đầu tư công áp dụng chung cho tất cả các bộ/
ngành/địa phương.
Thứ ba,
để quản lý nợ công chặt chẽ và hiệu
quả, tránh các thất thoát về vốn đầu tư công thì
Chính phủ, bộ/ngành ở Trung ương cần chú ý
xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát và có
các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm về sử
dụng nợ công.
Những năm qua, Việt Nam đã chú ý xây dựng
và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản
pháp quy về quản lý nợ công và nhìn chung các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công
của Việt Nam là tương đối đồng bộ, bao gồm hàng
loạt các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý
nợ công do các bộ chủ quản ban hành...
Tuy nhiên, để tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt
động đầu tư công thì thời gian tới Việt Nam cần
khẩn trương nghiên cứu chỉnh sửa, hoặc ban hành
thêm một số văn bản quy phạm pháp luật sau:
(i) Nghiên cứu chỉnh sửa Nghị quyết 08/2004/
NQ-CP theo hướng: phân cấp cụ thể hơn về quản
lý đầu tư và cơ chế để thực thi việc phân cấp, tránh
tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý
đầu tư giữa cấp Trung ương và địa phương;
(ii) Đẩy mạnh thực thi Luật Đầu tư công trên
cơ sở thống nhất nguyên tắc cấp nào cân đối
được vốn đến đâu, quyết định đầu tư đến đó.
Ngân sách chỉ tập trung đầu tư vào những công
trình có tính quốc gia và liên vùng; Kiên quyết
ngăn ngừa việc ứng vốn để đầu tư; Tăng cường
phát huy vai trò điều phối chung điều chuyển
và phân bổ vốn đầu tư công đối với những công
trình đầu tư bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách;
(iii) Nghiên cứu ban hành Luật Đầu tư cơ sở hạ
tầng, theo đó, chỉ đầu tư các công trình cơ sở hạ
tầng nếu cân đối được vốn; Phát huy cơ chế hợp
tác công - tư trong xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở để tiết kiệm vốn ngân sách;
(iv) Nghiên cứu ban hành Luật Quy hoạch,
trên cơ sở đó nhằm thống nhất về quản lý nhà
nước trong công tác quy hoạch về một đầu mối
chung mà hiện đang phân tán theo các đầu mối
khác nhau, như: quy họach tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai (hiện
đang được điều chỉnh bằng Luật Đất đai), quy
hoạch phát triển đô thị (hiện đang được điều
chỉnh bởi Luật quy hoạch đô thị)…
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...70
Powered by FlippingBook