TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
35
hiện quy chế quản lý tài chính của DN; việc cơ cấu
lại vốn nhà nước tại DN; tình hình thực hiện chính
sách đối với người lao động.
Thứ hai,
đối với DN có vốn nhà nước, để đảm bảo
tính toàn diện trong công tác giám sát tài chính DN
do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Nghị
định đã quy định các nội dung giám sát tài chính
cơ bản tương tự nội dung giám sát tài chính đối với
DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đối
với DN do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều
lệ, để phù hợp với quy định của Luật DN và thực
tiễn, nội dung giám sát chỉ tập trung vào: Bảo toàn
và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DN; tình hình
huy động vốn và sử dụng vốn huy động; hoạt động
đầu tư ra ngoài DN; kết quả sản xuất kinh doanh
và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Nghị định 87/2015/NĐ-CP đã bổ sung
quy định cụ thể về “Các dấu hiệu mất an toàn tài
chính”, đồng thời, quy định đây là các dấu hiệu để
cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với cơ quan
tài chính xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối
cùng về việc đưa DN vào diện giám sát tài chính
đặc biệt (trên cơ sở có tính tới yếu tố đặc thù ngành
và tình hình sản xuất kinh doanh của DN) hay tiếp
tục áp dụng cơ chế giám sát thông thường. Khi DN
được đặt vào tình trạng phải giám sát tài chính đặc
biệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định giám
sát tài chính đặc biệt đối với DN. Quyết định giám
sát tài chính đặc biệt được cơ quan đại diện chủ sở
hữu thông báo với cơ quan tài chính cùng cấp để
phối hợp thực hiện. Quy trình chung áp dụng đối
với các DN trong diện giám sát đặc biệt để trên cơ
sở đó cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất với
DN về phương án khắc phục, phương án giám sát
cụ thể phù hợp với nguyên nhân đưa DN vào tình
trạng mất an toàn tài chính.
Giám sát hoạt động đầu tư ra ngước ngoài
Trong bối cảnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các DN thời gian qua hiệu quả chưa cao, còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, Nghị định đã xây dựng một
mục riêng quy định về giám sát đầu tư ra nước
ngoài của DN. Quy định giám sát được bổ sung một
số nội dung đặc thù của hoạt động đầu tư ra nước
ngoài như tình hình chuyển lợi nhuận về nước, các
rủi ro tại địa bàn đầu tư…
Nghị định đã xác định rõ, cần phải tăng cường
giám sát hoạt động đầu tư ra ngước ngoài. Toàn bộ
các dự án đầu tư ra nước ngoài của DN, bao gồm
các dự án của công ty mẹ, công ty con và dự án
do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập
đều phải được giám sát. Cụ thể giám sát tình hình
cho chủ sở hữu; tăng tính chủ động cho DN và tăng
tốc cổ phần hóa và thoái vốn Nghị định 87/2015/
NĐ-CP được ban hành kịp thời giúp cơ quan quản
lý giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng làm thất thoát
vốn nhà nước trong hoạt động tái cơ cấu DNNN.
Siết chặt hơn trong giám sát tài chính
So với Nghị định 61/2013/NĐ-CP, Nghị định
87/2015/NĐ-CP đã bổ sung quy định về “Các dấu
hiệu mất an toàn tài chính” và “Dấu hiệu cảnh báo
khả năng DN bắt đầu rơi vào trình trạng tài chính
khó khăn” của DN. Đây là những quy định quan
trọng bởi nó là các dấu hiệu để cơ quan đại diện
chủ sở hữu phối hợp với cơ quan tài chính xem xét
trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc đưa
DN vào diện giám sát tài chính đặc biệt (trên cơ sở
có tính tới yếu tố đặc thù ngành và tình hình sản
xuất kinh doanh của DN).
DN được đưa vào diện giám sát tài chính đặc
biệt là các DN có dấu hiệu mất an toàn tài chính.
Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của DN bao
gồm: Có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở
lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu;
các DN đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch có số lỗ
lũy kế thực tế lớn hơn 30% so với mức lỗ lũy kế
theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá
mức an toàn theo quy định. Cơ quan chủ sở hữu
quy định mức an toàn của Hệ số nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu đối với các DN trực thuộc...
Để đáp ứng yêu cầu giám sát quy định tại Điều
40 và Điều 51 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, Nghị
định 87/2015/NĐ-CP đã có một Chương về giám sát
hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN. Trong đó,
chủ thể giám sát là Bộ Tài chính chủ trì phối hợp
với các bộ, ngành liên quan. Đối tượng giám sát là
các cơ quan đại diện chủ sở hữu. Nội dung giám
sát, Nghị định dẫn chiếu quy định tại Điều 51 Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại DN. Theo đó, đối với cơ chế giám sát
chung, Nghị định xác định rõ chủ thể giám sát là cơ
quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Đối
tượng giám sát là các DNNN cấp 1. Nội dung giám
sát, Nghị định quy định các nội dung giám sát tài
chính phù hợp với từng đối tượng giám sát như sau:
Thứ nhất,
đối với DNNN, nội dung giám sát
mang tính toàn diện như: Việc bảo toàn và phát
triển vốn; việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà
nước tại DN; hoạt động kinh doanh của DN; tình
hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử
dụng vốn nhà nước tại DN; việc ban hành và thực