36
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
DNNN phải công bố Báo cáo tài chính 6 tháng và
Báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) cùng
với ý kiến, kiến nghị của kiểm toán, của cơ quan
đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính về báo cáo
tài chính và tình hình tài chính của DN. Đối với cơ
quan đại diện chủ sở hữu, với mục tiêu nâng cao
tính công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của
cộng đồng xã hội, các nội dung thông tin tài chính
cần công khai bao gồm: Danh sách DN, phần vốn
góp của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại mỗi DN;
Kế hoạch giám sát các DN; Quyết định giao chỉ tiêu
đánh giá hàng năm của từng DN; Báo cáo tình hình
đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN; Báo
cáo tài chính của từng DN.
Đối với Bộ Tài chính, các nội dung thông tin tài
chính cần công khai bao gồm: Kế hoạch giám sát
đầu tư vốn nhà nước vào DN; Báo cáo về hoạt động
đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN (sau
khi Chính phủ báo cáo Quốc hội); Báo cáo đánh giá
kết quả, xếp loại DN; Báo cáo giám sát tình hình
thực hiện công khai thông tin tài chính của DN và
các cơ quan đại diện chủ sở hữu; Kết quả giám sát
đầu tư vốn nhà nước vào DN năm trước (theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ).
Ngoài ra, để nâng cao tính tuân thủ quy định
về công khai thông tin tài chính, Nghị định đã bổ
sung quy định về giám sát tình hình thực hiện công
khai thông tin của DN và cơ quan đại diện chủ sở
hữu. Nghị định quy định cụ thể các nội dung, quy
trình và mẫu biểu công khai thông tin tài chính
DN, chủ sở hữu và Bộ Tài chính để các DN và cơ
quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính có thể
thực hiện khi Nghị định có hiệu lực. Bên cạnh đó,
Nghị định còn quy định các tiêu chí đánh giá hiệu
quả hoạt động của DN gồm: Doanh thu; Lợi nhuận
sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu; Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh
toán nợ đến hạn; Chấp hành pháp luật về đầu tư,
quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN, pháp
luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác,
quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để
thực hiện giám sát tài chính; Tình hình thực hiện
sản phẩm, dịch vụ công ích.
quản lý và sử dụng vốn DN đầu tư ra nước ngoài;
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án;
tình hình thu hồi vốn và các rủi ro tại địa bàn đầu
tư, việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động
và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của DN tại nước
ngoài. Việc giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài
được thực hiện kết hợp 5 phương thức là: Trước,
trong, sau, trực tiếp, gián tiếp. Các đối tượng giám
sát đặc thù, ngoài các đối tượng được giám sát theo
phương thức chung, Nghị định đã quy định rõ các
trường hợp giám sát đặc thù với phương thức giám
sát riêng như sau:
Một là,
giám sát tài chính đối với công ty cấp 2
trong các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ
- công ty con: Theo Nghị định 61/2013/NĐ-CP, cơ
quan đại diện chủ sở hữu chỉ thực hiện giám sát
các DNNN cấp 1, việc giám sát các công ty cấp 2,
cấp 3 sẽ do công ty mẹ thực hiện. Tuy nhiên, qua
thực tiễn cho thấy, tình hình tài chính của các công
ty cấp 2 có quy mô lớn có thể ảnh hưởng trọng
yếu đến tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN. Vì vậy, Nghị định 87/2015/
NĐ-CP cho phép thực hiện giám sát tới công ty
cấp 2 theo phương thức phù hợp với quy định tại
Luật DN. Theo đó, công ty mẹ chịu trách nhiệm
lập Báo cáo giám sát tài chính đối với các công
ty cấp 2 có ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình tài
chính hoặc có khả năng tạo ra các rủi ro tài chính
đối với công ty mẹ. Đồng thời, Nghị định 87/2015/
NĐ-CP quy định bộ tiêu chí để lựa chọn các công
ty cấp 2 có ảnh hưởng trọng yếu để đưa vào đối
tượng giám sát.
Hai là,
giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài,
từ năm 2006 tới nay, đầu tư ra nước ngoài của các
DN Việt Nam tăng mạnh, trong đó phần lớn các dự
án quy mô lớn là của các DNNN hoặc có vốn nhà
nước. Thực tế, phần lớn hoạt động đầu tư ra nước
ngoài được tiến hành bởi công ty cấp 2, cấp 3. Vì
vậy, việc giám sát, đánh giá hiệu quả của các dự án
này do công ty mẹ thực hiện và hòa đồng chung vào
kết quả giám sát, đánh giá chung của công ty mẹ mà
không có cơ chế giám sát từ cơ quan đại diện chủ sở
hữu và cơ quan tài chính.
Tăng cường minh bạch thông tin
Nghị định quy định nội dung thông tin tài chính
cần được công khai trên cơ sở quy định tại Điều 61
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại DN quy định về “Công khai
thông tin về hoạt động của doanh nghiệp” và Điều
108 Luật DN năm 2014 quy định về “Công bố thông
tin định kỳ” đối với DNNN. Theo đó, ở cấp độ DN,
Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định, công tymẹ
chịu trách nhiệm lập Báo cáo giám sát tài chính
đối với các công ty cấp 2 có ảnh hưởng trọng
yếu tới tình hình tài chính hoặc có khả năng tạo
ra các rủi ro tài chính đối với công ty mẹ...