34
Giám sát chặt để hạn chế rủi ro
Trong những năm qua, cơ chế giám sát đầu tư,
tài chính, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) liên tục được hoàn thiện, sửa đổi theo yêu
cầu thực tiễn. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 61/2013/NĐ-CP về việc ban hành quy chế
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai
thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm
chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước. Tuy Nghị định
61/2013/NĐ-CP đã yêu cầu công khai các thông tin
và báo cáo cụ thể nhưng tính đến ngày 31/8/2014,
tức hơn một năm có hiệu lực, nhiều DN vẫn chưa
có báo cáo giám sát tài chính và báo cáo xếp loại
DN, cũng như chưa công khai thông tin tài chính
và quản trị DN trên trang web của họ. Mặt khác, dù
Nghị định 61/2013/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể
về trách nhiệm của các bên liên đới nhưng thực tế
chưa có (người đại diện) DNNN hoặc DN có vốn
nhà nước nào bị xử lý theo quy định của Nghị định.
Ngoài ra, Nghị định 61/2013/NĐ-CP chỉ thực
hiện giám sát đối với công ty mẹ của các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty mà bỏ qua các công ty con;
chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của DN
và cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc tổ chức
giám sát; thời gian để các tập đoàn hoàn thành báo
cáo giám sát còn ngắn so với thực tế của DN; các
DN có thể hạ thấp kế hoạch năm để dễ hoàn thành
hoặc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch;
tiêu chí xếp loại DN về tính tuân thủ pháp luật chưa
phù hợp với thực tế; các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá,
xếp loại phải quy định từ quý đầu tiên của năm kế
SIẾT CHẶT KỶ LUẬT GIÁMSÁT TÀI CHÍNH,
ĐẦUTƯVỐNNHÀNƯỚC TẠI DOANHNGHIỆP
TS. ĐOÀN HƯƠNG QUỲNH
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi, đồng
thời, thay thế Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 2/6/2013 của Chính phủ, Nghị định
87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 có nhiều đột phá trong quản lý, giám sát vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp. Các vấn đề trọng tâm được tăng cường là giám sát đầu tư vốn,
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
hoạch là chưa phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của DN; DN sẽ bị đặt vào tình trạng giám
sát tài chính đặc biệt nếu tình hình tài chính thuộc
chỉ một trong một số ít các trường hợp và phải lập
phương án tái cơ cấu dù thuộc trường hợp nào là
chưa phù hợp với thực tế; chưa có cơ chế giám sát
công tác công khai thông tin...
Trước những tồn tại trên, cần phải có các giải
pháp, quy định nhằm siết chặt kỷ luật, nâng cao
hiệu quả trong sử dụng vốn nhà nước tại DN. Điều
này giúp đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm
vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu
tư vốn nhà nước vào DN. Đặc biệt, cần đảm bảo
đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu
quả hoạt động của DN để có biện pháp khắc phục
tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh,
nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và khả năng cạnh tranh; giúp Nhà nước, cơ
quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu
kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN,
cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh; Đồng thời,
thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính
của DNNN; Nâng cao trách nhiệm của DN trong việc
chấp hành các quy định của pháp luật trong quản
lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh tại DN… Ngày 6/10/2015, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về
giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN; giám sát tài
chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai
thông tin tài chính của DNNN và DN có vốn nhà
nước. Trong bối cảnh Chính phủ đang tăng quyền
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH