Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 38

40
Kinh tế vĩ mô: Nhiều điểm sáng
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng 2015 ước đạt
6,5% (cùng kỳ năm 2014 tăng 5,53%, năm 2013 tăng
5,14%), trong đó, ngành công nghiệp tiếp tục là
động lực tăng trưởng quan trọng nhất. Đồng thời,
ổn định kinh tế vĩ mô được củng cố, lạm phát ở
mức thấp, tín dụng tăng trưởng khá trong khi mặt
bằng lãi suất giảm. Đánh giá khái quát về tình hình
kinh tế vĩ mô trong nước 9 tháng qua có thể tóm
lược trên một số mặt như sau:
(i), Tổng cung của nền kinh tế phục hồi vững
chắc, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp
phải một số khó khăn. Tăng trưởng khu vực công
nghiệp và xây dựng 9 tháng năm 2015 đạt mức
9,57%, cao gần gấp đôi mức tăng cùng kỳ năm
2014. Lũy kế 9 tháng/2015, Chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP) tăng 9,8% so với cùng kỳ (9 tháng
2014 tăng 6,7%). Khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì
được mức tăng trưởng khá, đạt mức 6,17% so với
cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất nông – lâm – thuỷ sản trong 9 tháng đầu
năm 2015 thấp hơn kỳ vọng, ước chỉ tăng 2,08%
(cùng kỳ 2014 tăng 2,94%), trong đó, nguyên nhân
chủ yếu làm tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng
trưởng thấp là do xuất khẩu của nhiều mặt hàng
nông, lâm, thủy sản giảm mạnh so cùng kỳ.
(ii), Về phía tổng cầu, nhờ lạm phát ổn định,
duy trì ở mức thấp và niềm tin người tiêu dùng
được cải thiện nên tiêu dùng tư nhân tiếp tục thể
hiện sự tăng trưởng tốt. Tổng mức bán lẻ và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước tăng 9,8% với
cùng kỳ, loại trừ yếu tố giá tăng 9,1%, là mức tăng
cao nhất từ năm 2011 đến nay. Cùng với đó, đầu tư
của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2015 cũng
có nhiều cải thiện. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện
9 tháng (theo giá hiện hành) ước tăng 8,5% so với
cùng kỳ năm trước và bằng 31,9% GDP. Thu hút
và giải ngân FDI đều tăng, đạt mức cao nhất trong
giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Lũy kế 9 tháng,
vốn FDI đăng ký đạt 17,16 tỷ USD, tăng 53,4% và
vốn FDI thực hiện đạt 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% so
với cùng kỳ 2014.
(iii), Mặc dù kinh tế khu vực và thế giới có nhiều
yếu tố bất lợi, giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu
giảm, song kim ngạch xuất khẩu 9 tháng 2015 vẫn
đạt được mức tăng trưởng 9,6%, xấp xỉ mức kế
hoạch đề ra cho năm 2015 (tăng 10%). Xuất khẩu
tăng chậm hơn cùng kỳ có nguyên nhân chủ yếu
là do chỉ số giá xuất khẩu giảm, cụ thể theo tính
toán của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá xuất khẩu
9 tháng giảm 3,9% so với cùng kỳ.
Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng công nghiệp
KINHTẾ VĨ MÔVIỆT NAM:
XUHƯỚNG PHỤC HỒI ĐỒNGĐỀU
ThS. TRƯƠNG BÁ TUẤN
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính)
Từ đầu năm 2015 đến nay, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp,
tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn thấp hơn kỳ vọng. Giá cả của nhiều nhóm hàng
hóa trên thị trường quốc tế giảmmạnh, đặc biệt là nhóm hàng nhiên liệu. Tuy vậy, nền
kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng phục hồi đồng đều trên nhiều lĩnh vực.
HÌNH 1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CÁC THÁNG SO VỚI THÁNG 12
NĂM TRƯỚC (THÁNG 12 NĂM TRƯỚC =100)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...70
Powered by FlippingBook