TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
43
của DNNN theo cơ chế thị trường, tạo sân chơi
bình đẳng cho các DN khác trong việc tiếp cận các
nguồn lực cho sản xuất. Thúc đẩy hỗ trợ phát triển
thị trường tài chính, thị trường chứng khoán để
tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển
trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý; tái
cấu trúc, đa dạng hóa cơ sở hàng hóa và các loại
hình nhà đầu tư. Triển khai thực hiện có kết quả
các biện pháp về phát triển thị trường trái phiếu,
đặc biệt là trái phiếu DN. Đồng thời, tiếp tục thực
hiện các mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng,
xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng...
- Nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, đẩy
mạnh áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra và quy trình
sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các thị trường có
các yêu cầu kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ và Nhật
Bản. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu hàng
nông sản của Việt Nam; chủ động chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do đã ký kết, qua đó cân bằng được
quan hệ thương mại với các khu vực, thị trường
trọng điểm, có biện pháp để hạn chế nhập siêu từ
Trung Quốc. Tăng cường công tác phòng chống
buôn lậu, gian lân thương mại, có biện pháp quản
lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa phù hợp với
thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam.
Tóm lại, trong 9 tháng đầu năm 2015, nền kinh
tế Việt Nam đã thể hiện sự phục hồi đồng đều và
rõ nét trên hầu hết các mặt, ổn định kinh tế vĩ mô
được đảm bảo. Tuy nhiên, môi trường kinh tế khu
vực và thế giới dự báo cũng sẽ có những biến động
khó lường, bên cạnh những nhân tố thuận lợi, nội
tại nền kinh tế trong nước cũng đang phải xử lý
một số khó khăn, thách thức. Để đảm bảo tiếp tục
hỗ trợ cho tăng trưởng, Việt Nam cần tiếp tục kiên
định với những biện pháp cải cách đã đề ra, đẩy
mạnh việc thực hiện các biện pháp để cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế;
có sự chuẩn bị tốt để khai thác có hiệu quả các lợi
ích mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2015). “Số liệu công khai ngân sách”,
;
2. Bộ Tài chính (2015). “Thông cáo Báo chi về tình hình thực hiện các nhiệm
vụ tài chính – NSNN tháng 9 và Quý III/2015”.
3. Tổng cục Thống kê (2015). “Tình hình kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm
2015”, truy cập từ
;
4. Trương Bá Tuấn (2015), Bền vững ngân sách ở Việt Nam: Những vấn đề
đặt ra”. Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam, số 1, tháng 8 năm 2015;
5. World Bank (2015). “East Asia Pacific Economic Update, October 2015:
Staying the Course”. October 2015.
trong những giới hạn đề ra, song sự gia tăng mạnh
về quy mô nợ công những năm gần đây cũng đang
đặt ra những quan ngại, “không gian tài khóa” bị
thu hẹp. Việc huy động vốn cho NSNN đang gặp
phải một số khó khăn do các diễn biến bất lợi của
thị trường cũng có thể có những ảnh hưởng đến
quá trình điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách
đề ra.
Trong bối cảnh nói trên, để tiếp tục thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, Việt Nam cần tiếp tục triển khai một số giải
pháp cụ thể như sau:
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường
bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát
lạm phát ở mức hợp lý. Thực hiện điều hành lãi
suất, tỷ giá phù theo diễn biến thị trường, hạn chế
các biện pháp can thiệp có tính hành chính. Bên
cạnh đó, các thông điệp chính sách vĩ mô cần rõ
ràng, nhất quán, ổn định; đảm bảo sự đồng bộ giữa
thông điệp chính sách và các biện pháp tổ thực
hiện; chủ động xử lý các tác động tăng giá do yếu
tố tâm lý và kỳ vọng lạm phát. Đồng thời, thúc đẩy
và tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài
chính, tiền tệ và NSNN; thực hiện có kết quả các
giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc
gia đã đề ra và có lộ trình giảm dần bội chi NSNN,
đảm bảo tính “kỷ luật” trong thực hiện để từng
bước mở rộng “không gian tài khóa”;
- Đẩy mạnh việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống
pháp luật đối với DN, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng phù
hợp với tinh thần Luật DN 2014 và Luật Đầu tư
2014. Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, có
hiệu quả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính
phủ. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ
DN, nhất là các DN nhỏ và vừa khu vực tư nhân;
- Tăng cường kỷ luật tài khóa, rà soát, cơ cấu lại
chi NSNN, đồng thời tiếp tục thực hiện triệt để tiết
kiệm chi NSNN. Trong bối cảnh nguồn thu từ tài
nguyên, đất đai, thuế nhập khẩu đang có xu hướng
giảm thì hệ thống chính sách thuế cần phải được
cơ cấu lại, phát huy được vai trò của các sắc thuế
mà không gian thu đang có (như thuế thu nhập cá
nhân, thuế giá trị gia tăng…); chủ động nghiên cứu
để tiến tới đưa vào áp dụng các sắc thuế, các khoản
thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế (như thuế
bất động sản…);
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo
các mục tiêu và định hướng đề ra, đặc biệt là đẩy
mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động