44
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Điểm sáng nguồn vốn ODA
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 - 2014,
tổng giá trị vốn ODA cam kết hỗ trợ cho Việt Nam
đã lên đến 89,5 tỷ USD; tổng vốn đã ký kết đạt 73,68
tỷ USD, bình quân 3,5 tỷ USD/năm; vốn vay ODA và
vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,98 tỷ USD, chiếm trên
73,2% tổng vốn ODA đã ký kết. Hiệu quả sử dụng
ODA được các nhà tài trợ đánh giá tích cực.
Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 6 tháng
đầu năm 2015 đạt trên 1.590 triệu USD (vốn vay
ODA và vay ưu đãi 1.573 triệu USD, viện trợ không
hoàn lại đạt 17 triệu USD), bằng 70,54% so với cùng
kỳ năm ngoái.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi huy động
trong 6 tháng đầu năm 2015 vẫn tập trung cao ở các
lĩnh vực hạ tầng kinh tế (giao thông vận tải, môi
trường) và chiếm tỷ trọng tương đối lớn (69,87%).
Các lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông thôn và
xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát
triển nguồn nhân lực… chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn
(30,13%).
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng số vốn
ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân trong 6 tháng đầu
năm 2015 đạt khoảng 1.917 triệu USD (ODA vốn
vay: 1.736 triệu USD, ODA viện trợ không hoàn lại:
181 triệu USD). Mức giải ngân này thấp hơn 38% so
với cùng kỳ năm 2014, một phần do trong 6 tháng
đầu năm 2014 có các khoản vay giải ngân nhanh của
Chương trình tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng
cao khả năng cạnh tranh, Chương trình hỗ trợ ứng
phó với biến đổi khí hậu…với tổng giá trị khoảng 350
triệu USD và một phần do các nhà tài trợ quy mô lớn
thuộc Nhóm 6 ngân hàng phát triển đều có mức giải
ngân thấp hơn (ADB: 331/899 triệu USD; Cơ quan
Phát triển Pháp - AfD: 59/82 triệu USD, Ngân hàng
xuất nhập khẩu Hàn Quốc - KEXIM: 46/65 triệu USD;
Ngân hàng tái thiết Đức - KfW: 14/108 triệu USD; Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA: 575/1.171
triệu USD; WB: 577/781 triệu USD).
Mức giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi không
đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa
phương. Những chương trình, dự án trong các lĩnh
vực như giao thông, năng lượng điện, phát triển đô
thị có mức giải ngân cao hơn so với các lĩnh vực khác
như y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông,
lao động, thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân
của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
có mức cao hơn nhiều so với các địa phương khác
trong cả nước. Co nhiêu dự án đầu tư quy mô lớn
có mức giải ngân cao trong 6 tháng đầu năm 2015.
Trong đó, ở lĩnh vực giao thông: Dự án Xây dựng
đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (Nhật Bản và
WB), dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai (ADB), dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị
TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Nhật
Bản), dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng
Mê Kông (ADB), dự án Đường cao tốc TP. Hồ Chí
Minh - Long Thành - Dầu Giây (ADB và Nhật Bản)...
Trong lĩnh vực môi trường và phát triển đô thị: Dự
án Nâng cấp đô thị TP. Hồ Chí Minh (WB), Nâng cấp
đô thị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (WB)...
Trong lĩnh vực năng lượng: Dự án Nhà máy nhiệt
BÀNVỀ VẤNĐỀ HUY ĐỘNGVÀ SỬDỤNG
NGUỒNVỐNODA TẠI VIỆT NAM
ThS. ĐINH THỊ HẢI PHONG
- Học viện Tài chính
Nguồn vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) và các nguồn vốn vay ưu đãi khác có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng,
năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo, xóa đói, giảm nghèo…Tuy nhiên, trong bối cảnh
mới, nguồn và phương thức viện trợ ODA cũng có nhiều thay đổi, đòi hỏi Chính phủ, các bộ,
ngành phải thích ứng để tranh thủ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.