42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nước ngoài, xuất khẩu của khu vực trong nước vẫn
còn nhiều khó khăn (9 tháng đầu năm 2015 giảm
2,7% so với cùng ký 2014, trong khi cùng kỳ 2014
tăng 14,2%). Đồng thời, giá cả hàng hóa hóa thế giới
dự báo vẫn ở mức thấp, nhất là đối với nhiều mặt
hàng như nông sản, kim loại và năng lượng, qua đó,
sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam.
- Yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cũng
có thể gặp phải một số thách thức, nhất là đối với
tỷ giá, ổn định thị trường ngoại tệ. Mặc dù tỷ giá
đã được điều chỉnh tăng thêm 1% so với cam kết
hồi đầu năm nhưng trong bối cảnh đồng đô la Mỹ
mạnh lên so với đồng tiền nhiều nước có quan hệ
thương mại lớn với Việt Nam, mức tỷ giá hiện nay
vẫn có thể gây ra các tác động không thuận lên
xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu tăng mạnh
trong khi xuất khẩu chững lại có thể dẫn đến sự
gia tăng của nhập siêu, tăng thêm sức ép đối với tỷ
giá. Đồng thời, mức độ nhập siêu từ Trung Quốc
vẫn còn rất lớn và có xu hướng tăng (9 tháng 2015
nhập siêu từ Trung Quốc là 20 tỷ USD, tăng 15%
so với cùng kỳ năm trước). Chênh lệch giữa tăng
trưởng tín dụng và huy động cũng có thể tạo áp lực
lên mặt bằng lãi suất.
- Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt
được các mục tiêu như kỳ vọng, nhất là tái cơ cấu
khu vực DN nhà nước (DNNN) còn chậm. Theo
kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa đã được duyệt thì
trong giai đoạn 2014-2015 sẽ thực hiện cổ phần hóa
432 DN nhưng đến hết tháng 9/2015 mới cổ phần
hóa được 237 DN (đạt 54,8%). Việc đa dạng hóa
nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu
cầu đề ra, vẫn còn dựa nhiều vào nguồn vốn từ
NSNN trong khi quy mô thu NSNN so GDP đang
có xu hướng bị thu hẹp.
- Cân đối NSNN có thể sẽ cải thiện hơn so với
năm 2015 do hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp
tục phục hồi nhưng mức cải thiện dự báo sẽ không
lớn. Trong khi đó, áp lực tăng chi NSNN dự báo
vẫn còn rất cao, nhất là đối với yêu cầu chi đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho đảm bảo an sinh
xã hội và xóa đói giảm nghèo. Những
năm qua, quy mô từ các khoản thu
thường xuyên từ thuế, phí đã không
có sự mở rộng tương xứng với sự mở
rộng về quy mô chi thường xuyên đã
và đang tác động đến mức độ tích lũy
của NSNN cho đầu tư phát triển. Đến
nay, các chỉ số nợ công (bao gồm cả
các chỉ số về dư nợ, các chỉ số về việc
thực hiện nghĩa vụ trả nợ) vẫn nằm
doanh và mặt bằng lãi suất đang khá ổn định ở
mức thấp, niềm tin vào môi trường đầu tư, kinh
doanh được cải thiện.
Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2016
và một số vấn đề đặt ra
Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), tăng trưởng của Việt Nam trong 2015 sẽ đạt
mức 6,5% và 2016 là 6,6%. Tăng trưởng kinh tế được
cải thiện chủ yếu nhờ các yếu tố: kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát và lãi suất duy trì ở mức thấp; khu
vực FDI tiếp tục đà tăng trưởng tốt. Đồng thời, quá
trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng,
sự quyết liệt trong việc cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh của Chính phủ cũng sẽ tạo ra các
động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam thời gian
tới đây. Tuy nhiên, bên cạnh các nhân tố thuận lợi
thì vẫn còn những khó khăn, thách thức mà Việt
Nam cũng cần phải lưu ý, đó là:
- Kinh tế khu vực và toàn cầu dự báo sẽ tiếp
tục có những biến động khó lường, tốc độ phục hồi
thấp ở các nền kinh tế phát triển; đà tăng trưởng
yếu ở các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc.
Tổ chức OECD gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng
kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6% vào năm 2016,
thấp hơn so với mức dự báo trước đó là 3,8%; ADB
cũng đã hạ dự báo tăng trưởng các nền kinh tế
châu Á xuống còn 6% trong năm 2016 (thấp hơn so
với mức 6,3% đưa ra vào tháng 3/2015). Khả năng
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào
cuối năm 2015 cũng như trong năm 2016 cũng sẽ
có những ảnh hưởng nhất định đối với tâm lý thị
trường cũng như mục tiêu ổn định tỷ giá. Tại khu
vực châu Âu, do tình hình nợ công vẫn chưa được
kiểm soát triệt để nên xu hướng điều hành chính
sách tài khóa theo hướng thắt chặt vẫn diễn ra ở
nhiều nước, theo đó cũng có thể ảnh hưởng đến
xuất khẩu của Việt Nam.
- Tăng trưởng của một số khu vực kinh tế trong
nước dự báo sẽ có một một số khó khăn, đặc biệt là
xuất khẩu và du lịch. Trong những 9 tháng đầu năm
2015, xuất khẩu tăng trưởng khá là nhờ khu vực
BẢNG 2. XUẤT, NHẬP KHẨU 9 THÁNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
2011 2012 2013 2014 2015
Xuất khẩu (tỷ USD)
70,5 83,4
96 110,1 120,7
So cùng kỳ năm trước, % tăng
36,3% 18,3 15,2% 14,6 9,6%
Nhập khẩu (tỷ USD)
78,6 83,6 96,5 107,5 124,6
So cùng kỳ năm trước, % tăng
29,8
6,4 15,3% 11,5% 15,9%
Cán cân thương mại (tỷ USD)
-8,1 -0,24 -0,41 2,53
-3,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê