Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
39
mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành
vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi
phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Trường hợp người quản lý DN tiếp tục có hành vi vi
phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết
định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như
sau: Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ
luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức
kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật
nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi
hành; nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ
luật ở mức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang
thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn
một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với
hành vi vi phạm pháp luật mới.
Việc miễn nhiệm đối với người quản lý DN được
thực hiện khi không đủ tiêu chuẩn và điều kiện
theo quy định của cấp có thẩm quyền; Có hành vi
vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển
trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác
cần phải thay thế; bị cấp có thẩm quyền kết luận
bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng
chưa đến mức kỷ luật cách chức; Không đủ năng
lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm
vụ được giao trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ
giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không
hoàn thành nhiệm vụ; bị cơ quan kiểm tra, thanh
tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi
phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về
những việc đảng viên không được làm đối với
người quản lý là đảng viên...
Ngoài ra, người quản lý DN không được từ chức
một trong các trường hợp: Đang đảm nhận nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng
yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp
tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao; hoặc đang
trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của
cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc
bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền. Nghị định
số 97/2015/NĐ-CP bãi bỏ một số quy định tại Nghị
định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính
phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức
đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu và người được cử làm đại diện phần vốn
của Nhà nước tại DN có vốn góp của Nhà nước; và
một số quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP
ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân
cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của
chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà
nước đầu tư vào DN.
đoàn, tổng công ty, công ty không hoàn thành các
mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm; không bảo
toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp
có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên
nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân
nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
bị truy tố và bị tòa án tuyên là có tội; không trung
thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ, hoặc lạm dụng
địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của tập đoàn, tổng
công ty, công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác; để tập đoàn, tổng công ty,
công ty vào tình trạng phá sản nhưng không nộp
đơn yêu cầu phá sản; tập đoàn, tổng công ty, công
ty thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu
mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải
thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được
cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Trong trường hợp người quản lý DN bị phạt
tù mà không được hưởng án treo; nghiện ma túy
có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; vi
phạm chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán
và chế độ khác đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự; có các quyết định chỉ đạo, điều hành để Tập
đoàn, Tổng công ty, công ty thua lỗ, thất thoát vốn
nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm đặc
biệt nghiêm trọng các quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí thì bị áp dụng hình thức kỷ luật
buộc thôi việc.
Chính phủ cũng đưa ra quy định cụ thể đối với
hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người
quản lý DN khi để tập đoàn, tổng công ty, công ty
vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu
cầu phá sản; tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc
diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà
không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể
hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp
có thẩm quyền chấp thuận.
Trong các trường hợp người quản lý DN bị phạt
tù mà không được hưởng án treo; nghiện ma túy
có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; có các
quyết định, chỉ đạo, điều hành để tập đoàn, tổng
công ty, công ty thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước
gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm đặc biệt nghiêm
trọng các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng... thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc
thôi việc.
Nghị định nêu rõ, mỗi hành vi vi phạm pháp luật
chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật. Nếu người quản
lý DN có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị
xem xét xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp
luật và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...70
Powered by FlippingBook