Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 44

46
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Giải pháp phát huy hiệu quả nguốn vốn vay
Làm thế nào để tiếp tục phát huy điểm sáng, giải
quyết được những hạn chế trong huy động, quản lý
và sử dụng các nguồn vốn vay là vấn đề đặt ra cần
có những giải pháp hữu hiệu mang tính trước mắt
và lâu dài.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới, các bộ, ngành
và địa phương cần chú trọng lựa chọn các dự án ưu
tiên, nâng cao chất lượng đảm bảo hiệu quả đầu tư
trong tình hình nguồn vốn vay ngày càng đắt đỏ;
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan
trong quá trình vận động, chuẩn bị dự án, đàm phán
và ký kết hiệp định; Tăng cường giám sát chặt chẽ các
dự án, thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ
giải ngân các chương trình, dự án ODA; Hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, công bố
các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức theo ngành, lĩnh
vực. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát
đầy đủ danh mục các chương trình, dự án để giao
vốn đầu tư nguồn nước ngoài trong dự toán ngân
sách nhà nước, khắc phục tình trạng dự án không
giải ngân được do không được giao kế hoạch giải
ngân vốn nước ngoài.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật liên quan đến thu hút, quản
lý và sử dụng vốn ODA và các nguồn vốn ưu đãi
khác; đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm
toán, giám sát, chống tiêu cực, tham nhũng trong
quản lý, sử dụng vốn ODA... Bên cạnh đó, để sử
dụng hiệu quả nguồn vốn vay, cần tập trung cho các
dự án có khả năng tự hoàn vốn nhanh; ưu tiên sử
dụng ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ
cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng
khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân
hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại. Việc
sử dụng vốn ODA cần gắn với khả năng tạo nguồn
thu để trả nợ, những dự án nào xét thấy không hiệu
quả và phù hợp với mục tiêu sử dụng thì từ chối.
Khi nguồn vốn ODA giảm, cần đổi mới phương thức
sử dụng ODA, có thể tăng mạnh sử dụng ODA như
nguồn vốn mồi để thực hiện các dự án theo phương
thức hợp tác công tư.
Khi vay ODA, cần lưu ý biến động tỷ giá. Xu
hướng của Việt Nam là không để đồng bạc tăng giá
để khuyến khích xuất khẩu, đồng nghĩa việc rủi ro về
tỷ giá rất lớn. Đơn cử nếu vay bằng đồng Yên lãi suất
thấp nhưng khi đồng Yên tăng giá, giá trị phải trả
nhiều hơn thì nợ tiền đồng sẽ tăng khủng khiếp. Do
vậy, cần điều chỉnh phù hợp để giảm rủi ro về mặt tỷ
giá cho giai đoạn sau.
tháng đầu năm 2015, TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân
được 1.914 tỷ đồng vốn ODA, đạt 44,2% kế hoạch,
đồng thời giải ngân được 163 tỷ đồng vốn đối ứng
đạt 30,2% kế hoạch vốn được giao.
Những khó khăn vướng mắc
Bên cạnh nhưng “điêm sang” trong bưc tranh huy
đông, quan ly va sư dung cac nguôn vôn vay quy
gia nay, vẫn còn những “mảng xám” cần khắc phục.
Tình hình thực hiện các dự án trong Danh sách chậm
tiến độ (trình Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
2426/BKHĐT-KTĐN ngày 24/4/2015 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) cho thây, con tơi 23 chương trình, dự án
ODA và vốn vay ưu đãi chậm tiến độ năm 2015. Theo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây la cac dự án bị nhà tài
trợ xếp loại dự án chậm, không đáp ứng yêu cầu và
cần theo dõi để tháo gỡ vướng mắc; Cac dự án được
phê duyệt và thực hiện trên 3 năm nhưng giải ngân
không đáng kể; Cac dự án có khả năng bị chậm tiến
độ do một số vấn đề gây cản trở.
Theo các báo cáo cập nhật của các cơ quan chủ
quản, nhờ nỗ lực chung của các ngành, các cấp, 10/23
dự án về cơ bản đã giải quyết xong các khó khăn,
vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thiếu
vốn đối ứng, thiếu vốn kế hoạch ODA. Cụ thể cac
dư an: Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội,
đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh
viện; Thành lập 5 trường cao đẳng nghề Việt Nam –
Hàn Quốc; Dự án giảm thất thoát nước; tăng cường,
mở rộng mạng lưới cấp nước và tăng cường thể chế
cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giai đoạn 2011
– 2015; Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ
cao Hòa Lạc...
Về các dự án đường sắt đô thị, ngoại trừ dự án
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn
Nhổn - Ga Hà Nội và dự án Xây dựng tuyến đường
sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối
Tiên tiến độ thực hiện đã có cải thiện, 4/6 dự án
đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh đều bị chậm trễ. Đây đều là những dự
án đầu tư có quy mô và vốn đầu tư lớn, nên việc kéo
dài thời gian thực hiện sẽ đẩy chi phí thực hiện dự
án lên rất cao, giảm hiệu quả đầu tư và gây lãng phí
nguồn lực.
Trước thực trạng trên, việc đưa ra giải pháp cụ thể
để giải quyết vướng mắc cho các dự án đường sắt
đô thị hiện đang yêu cầu bức thiết. Ngày 16/7/2015,
ADB, AFD, KFW và JICA đã có công thư gửi Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đề xuất việc thành lập Ban
Chỉ đạo cấp cao đối với các dự án đường sắt đô thị
để giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện của các dự án.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...70
Powered by FlippingBook