Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 46

48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
của WB. Kết quả tính cho chúng ta mức thuế quan
trung bình của Việt Nam từ 2000 đến 2014 ở Bảng
2 (xem bảng 2). Về thời điểm thực thi Hiệp định trị
giá WTO tại Việt Nam, đánh dấu từ sự ra đời của
Thông tư số 118/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
8/12/2003 (có hiệu lực từ 01/01/2004) hướng dẫn thi
hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy
định xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc
của Hiệp định trị giá WTO. Như vậy, căn cứ vào
mốc quan trọng này, ta thấy biến thực thi Hiệp định
này sẽ nhận giá trị 0 trong các quan sát từ năm 2000
tới hết năm 2003 và sẽ nhận giá trị một trong các
quan sát từ năm 2004 tới năm 2013.
Kết quả ước lượng kiểm nghiệm
Dựa vào số liệu thu thập được, nghiên cứu xây
dựng mô hình hồi quy giữa số thu hải quan và thuế
quan trung bình trong 2 giai đoạn: Trước và sau khi
thực thi Hiệp định trị giá WTO. Sau đó, kiểm định
xem có sự khác biệt giữa hai mô hình, từ đó đi đến
kết luận số thu hải quan tại thời kỳ chưa thực thi
Hiệp định trị giá WTO có khác với thời kỳ đã thực
thi Hiệp định trị giá WTO hay không; đồng thời,
đánh giá xu hướng tác động của Hiệp định này tới
số thu hải quan tại Việt Nam theo thời gian.
Mô hình hồi quy mối quan hệ giữa số thu hải
quan và kim ngạch nhập khẩu có dạng:
Trong đó: Y là biến số thu hải quan (ĐVT: tỷ
đồng); X là biến thuế quan trung bình (ĐVT: %).
- Mô hình hồi quy trong thời kỳ chưa thực thi
Hiệp định trị giá WTO:
Từ bảng số liệu và phân tích hồi quy bằng excel
ta có mô hình hồi quy trong thời kỳ chưa thực thi
Hiệp định trị giá WTO là:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số hồi quy có
ý nghĩa thống kê do giá trị P-value = 0.045919 của
nó nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 0,05. Đồng thời, hệ
số xác định R² = 0.91027 khá cao, cho thấy mức độ
phù hợp của mô hình rất lớn, diễn tả mối quan hệ
nghịch rất chặt chẽ giữa số thu hải quan và thuế
quan trung bình trong giai đoạn này.
Ý nghĩa kinh tế của tham số hồi quy (tung độ
gốc) = 84.360,27 cho thấy, trong giai đoạn này nếu
thuế suất nhập khẩu trung bình bằng 0 thì số thu
hải quan là 84.360,27 tỷ đồng. Điều này phù hợp
với thực tế vì số thu hải quan không chỉ là thuế
nhập khẩu mà còn bao gồm cả những số thuế khác
liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu như thuế
Nhìn từ mô hình nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu những ảnh hưởng của việc
thực thi Hiệp định trị giá WTO đối với nguồn thu
NSNN nói chung và nguồn thu hải quan nói riêng,
bài viết phân tích mối quan hệ giữa số thu hải quan
và thuế suất thuế nhập khẩu trước sau khi thực thi
Hiệp định trị giá hải quan tại Việt Nam. Theo đó,
nếu sử dụng mẫu gồm n1 + n2 quan sát (n1 quan sát
trong thời kỳ chưa thực thi Hiệp định trị giá WTO
và n2 quan sát trong thời kỳ thực thi Hiệp định trị
giá WTO), ước lượng hồi quy có dạng sau:
Yi = α1 + α2Di + β1Xi + β2(XiDi) + U1 (1)
Trong đó:
Y là số thu hải quan; X là thuế quan trung bình;
và D (Di = 0 nếu quan sát thuộc thời kỳ chưa thực
thi Hiệp định trị giá WTO; Di = 1 nếu quan sát thuộc
thời kỳ thực thi Hiệp định trị giá WTO).
Từ đó ta có:
E(Y/Xi, Di = 0) = α1 + β1Xi (2)
E(Y/Xi, Di = 1) = (α1 + α2) + (β1 + β2 ) Xi
(3)
Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Chow để kiểm
định tính ổn định cấu trúc của các mô hình và so
sánh hai hồi quy. Nếu có sự khác nhau, nghĩa là sẽ
có tác động của thực thi Hiệp định trị giá WTO vào
mối quan hệ giữa số thu hải quan và thuế suất thuế
nhập khẩu. Từ định hướng này, sẽ có phương pháp
cụ thể để xây dựng mô hình đánh giá mối quan hệ
giữa số thu hải quan và thuế suất thuế nhập khẩu
trước và sau khi Việt Nam thực thi Hiệp định.
Dữ liệu nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, bài viết sử dụng số liệu
số thu hải quan từ năm 2000 đến năm 2014, thuế
quan trung bình từ năm 2000 đến năm 2014 và thời
điểm thực thi Hiệp định trị giá WTO tại Việt Nam.
Số thu hải quan được hình thành từ các nguồn mà
cơ quan hải quan thu từ các DN xuất nhập khẩu
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
hàng nhập khẩu thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế
bảo vệ môi trường… Số thu hải quan được dựa vào
nguồn số liệu trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài
chính (
. Sau khi thu thập ta có
bảng số liệu là Bảng 1.
Căn cứ theo cách tính thuế quan trung bình
(ATR), Ngân hàng Thế giới (WB) thường công bố
thuế suất của một số nước trên website chính thức
của mình. Đối với Việt Nam, thuế quan trung bình
giai đoạn 2000 - 2007 được công bố cụ thể nhưng lại
thiếu số liệu từ năm 2008 đến 2014, nên tác giả đã
tính toán cho các năm nói trên theo phương pháp
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...70
Powered by FlippingBook