TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
47
sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc hạn chế những vấn
đề khai báo giá tính thuế thấp hơn trị giá giao dịch
thực tế của hàng hóa xuất nhập khẩu. Bởi đây là một
công cụ hữu hiệu giúp hải quan đối chiếu và so sánh
giá hàng được khai báo ở các cửa khẩu khác nhau…
Ngoài ra, các nghiên cứu của Pretchett và Sethi
(1994), Ebrill et al. (1999), Khattry và Rao (2002) đều
cho thấy, các DN có xu hướng trốn thuế khi thuế
suất thuế xuất nhập khẩu cao, vì vậy doanh thu
thuế sẽ không tăng như kỳ vọng khi tăng thuế xuất
nhập khẩu. Điều đó cũng có nghĩa, việc giảm thuế
suất sẽ không gây ra những tác động xấu đáng kể
vào số thu hải quan, nếu những chính sách quản lý
thuế minh bạch và công bằng, làm giảm động cơ
trốn thuế của DN.
Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Phước Tiên
(2008) đã phân tích thực trạng chính sách thuế Việt
Nam trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập
WTO. Việc phân tích này đưa ra kết luận giảm thuế
nhập khẩu và giảm thuế TNDN tuy có làm giảm thu
NSNN nhưng có ảnh hưởng tích cực tới nền kinh
tế. Ngược lại, tăng thuế GTGT tuy làm tăng nguồn
thu NSNN nhưng có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
Như vậy, cả trong và ngoài nước đều đã có những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa số thu hải quan và
thuế suất thuế nhập khẩu trong điều kiện thay đổi
một chính sách quản lý xuất nhập khẩu nào đó của
một quốc gia, song vẫn chưa có một nghiên cứu cụ
thể nào về mối quan hệ này tại Việt Nam trong điều
kiện thực thi Hiệp định trị giá WTO.
Thuế suất thuế nhập khẩu và ảnh hưởng đến
nguồn thu hải quan
Việt Nam đã chính thức thực hiện xác định trị
giá hải quan dựa trên những nguyên tắc của Hiệp
định trị giá WTO từ năm 2004. Sau hơn 10 năm
áp dụng nhằm xác định trị giá tính thuế đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta, về cơ bản, Việt
Nam đã tiếp cận được cơ chế và kỹ thuật xác định
trị giá hiện đại của Hiệp định. Tuy nhiên, những
ảnh hưởng của việc thực thi Hiệp định này đối với
nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) ra sao đang
là một vấn đề được các nhà quản lý quan tâm.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sự thay
đổi giữa số thu hải quan và kim ngạch nhập khẩu
khi thực thi Hiệp định trị giá WTO. Theo đó, Ahmet
Suayb Gundogdu (2011) đã chỉ ra được các nhân
tố ảnh hưởng tới số thu hải quan của các quốc gia
hồi giáo với tư cách là thành viên của WTO bằng
việc phân tích số liệu từ năm 1995 đến năm 2007.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng,
việc tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu có thể làm
tăng số thu thuế hải quan ở các nước lớn nhưng lại
không đúng với các quốc gia nhỏ. Đặc biệt, nghiên
cứu đã chứng minh rằng, khi thực thi Hiệp định
trị giá WTO, dù việc định giá tính thuế thấp hơn,
song sẽ không làm giảm nguồn thu hải quan (chẳng
hạn do thuế giảm nên động cơ trốn thuế của doanh
nghiệp (DN) xuất nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống
nên sẽ không thất thu NSNN). Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng, việc thực hiện hải quan một cửa quốc gia
ĐẢMBẢO SỐTHUHẢI QUAN
KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNHTRỊ GIÁWTO
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
- Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan
Bài viết phân tích, đánh giá sự thay đổi số thu hải quan của Việt Nam theo thuế suất thuế
nhập khẩu trong thời gian trước và sau khi thực thi Hiệp định trị giá WTO từ năm 2000
đến năm 2014. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định trị
giá WTO nhằm vừa thực hiện tốt các cam kết hội nhập kinh tế, vừa đảm bảo số thu hải
quan của nước ta.