Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 48

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đổi phương pháp quản lý của công chức hải quan
từ chỗ bị động mang tính áp đặt sang chủ động
kiểm tra, kiểm soát việc tự khai báo của DN, phù
hợp với tiến trình cải cách hành chính… Tuy nhiên,
hiện nay, việc xây dựng và quản lý trị giá tính thuế
chủ yếu diễn ra ở cấp Chi cục, cấp Cục và Tổng
cục chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin là chính. Vì
vậy, việc hoàn thiện quy trình quản lý trị giá tính
thuế phải theo hướng: Quy định rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu nghiệp
vụ. Đặc biệt, quy trình cần hướng dẫn chi tiết thẩm
quyền, trách nhiệm và căn cứ để cơ quan hải quan
bác bỏ trị giá khai báo không phù hợp với trị giá
giao dịch thực tế nhằm đảm bảo công tác quản lý
trị giá tính thuế hiệu quả đồng thời góp phần hạn
chế đến mức tối đa sự tranh cãi giữa các DN và cơ
quan hải quan trong các trường hợp áp giá tính
thuế hàng nhập khẩu.
Ba là,
để thực hiện tốt yêu cầu hiện đại hoá hải
quan, đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ công
chức tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ,
tin học và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đặc
biệt, đối với các cán bộ làm công tác giá ở cấp Chi
cục cần được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về trị
giá hải quan bởi họ là những người trực tiếp tư vấn
và kiểm tra xác định trị giá tính thuế cho các DN
nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp chặt
chẽ và khai thác có hiệu quả sự trợ giúp của Tổ
chức Hải quan Thế giới, Tổ chức Hải quan ASEAN
trong đào tạo bồi dưỡng kiến thức về trị giá tính
thuế và quản lý rủi ro trong kiểm soát xác định trị
giá. Xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo về kỹ
năng cơ bản và nâng cao về trị giá hải quan theo các
chuyên đề theo chuyên ngành phù hợp với mỗi đối
tượng DN, đảm bảo hiệu quả đào tạo…
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị
giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;
3. Bộ Tài chính, Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2008 – 2014;
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 118/2003/TT-BTC, ngày 8/12/2013;
5. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập
khẩu (2008 - 2014)
.
mức độ lớn hơn mức độ giảm thuế quan nên số thu
hải quan sẽ tăng theo. Ngoài ra, khi thuế quan giảm
thì động cơ trốn thuế thông qua buôn lậu, gian lận
thương mại của DN giảm nên làm số thu hải quan
tăng lên. Hai lý do này cũng phù hợp khi chúng
ta dùng lý giải cho thực tế là sau khi thực thi Hiệp
định trị giá WTO thì số thu hải quan có mức tăng
cao hơn so với khi chưa thực thi Hiệp định trị giá
WTO khi giảm 1% thuế quan trung bình.
Một số gợi ý chính sách
Nghiên cứu cho thấy, số thu hải quan sẽ có xu
hướng tăng cùng chiều với hiệu quả thực thi Hiệp
định trị giá WTO tại Việt Nam. Vì vậy, đề đảm bảo
nguồn thu hải quan tại Việt Nam trong thời gian
tới, bài viết đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là,
là thành viên chính thức của WTO, Việt
Nam cần tiếp tục chỉnh lý, bổ sung để chuyển thể
nguyên bản và đầy đủ nhất nội dung của Hiệp
định trị giá WTO vào các văn bản pháp quy.
Trong đó, cần quan tâm đến việc hoàn thiện các
quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải
quan về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải
quan (như nghĩa vụ tham gia tham vấn giá; trách
nhiệm phải thông báo cho người nhập khẩu biết
các tài liệu, nguồn thông tin được sử dụng để xác
định trị giá tính thuế…); Nghĩa vụ phải nộp thuế
theo số thuế cơ quan hải quan xác định lại, nghĩa
vụ nộp khoản bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan
hải quan, nghĩa vụ nộp bảo lãnh để thông quan
hàng hoá trong trường hợp cơ quan hải quan nghi
ngờ trị giá khai báo, nghĩa vụ nộp thuế truy thu
kể cả trong trường hợp trị giá tính thuế đã được
cơ quan hải quan chấp nhận trước đó của người
khai hải quan…
Hai là,
cơ chế xác định giá tính thuế hàng nhập
khẩu hiện hành ở Việt Nam đã hoàn toàn dựa trên
các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá
tính thuế theo Hiệp định trị giá WTO. Cùng với
cơ chế đó là cơ chế tự kê khai, tự xác định trị giá
tính thuế nên bước đầu đã đạt được một số kết
quả nhất định như: Tạo thông thoáng cho giao lưu
thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế, thay
BẢNG 2. TỔNG HỢP THUẾ QUAN TRUNG BÌNH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 (%)
Năm 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000
Thuế
quan
trung
bình
8,3722 8,7449 7,9394 8,0241 8,2427 7,9624 8,1689 10,6 10,2 13,2 13,6 13,7 15,9 17,4 18,2
Nguồn:
Và tính toán của tác giả dựa vào Niên gián thống kê hải
quan 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 ; Biểu thuế 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...70
Powered by FlippingBook