Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 18

20
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế quy định giảm
tiền chậm nộp thuế xuống từ 0,05%/ngày còn
0,03%/ngày từ 01/7/2016; (người nộp thuế chậm
nộp tiền thuế so với hạn quy định, thời hạn gia
hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ
quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử
lý của cơ quan thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền
chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số
tiền thuế chậm nộp). Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu 2016 tập trung vào khuyến khích và
bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý; bổ sung một
số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá,
chống trợ cấp, thuế tự vệ trên cơ sở kế thừa; bổ
sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu,
đẩy mạnh xã hội hóa, góp phần thực hiện cải cách
hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến
năm 2020 nhấn mạnh đến vai trò của DN là “động
lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền
kinh tế”. Nghị quyết đã khẳng định tầm quan trọng
của Nghị quyết đầu tiên về hỗ trợ và phát triển DN
trong một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn tăng
tốc, bứt phá nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng
và sức cạnh tranh nền kinh tế. Trong đó các giải
pháp tài chính được đề cập bao gồm: (1) Cải cách
hành chính, tạo thuận lợi cho DN; (2) Tạo dựng môi
trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi
mới sáng tạo (3) Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền
bình đẳng tiếp cận và cơ hội kinh doanh của DN
(Xây dựng báo cáo trình Chính phủ để trình Quốc
hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế, sửa đổi
quy định các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo
hướng liên thông giữa các bộ...); (4) Giảm chi phí
kinh doanh cho DN (điều chỉnh giảm tiền thuê đất,
chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chi phí
khác của DN; đề xuất điều chỉnh hợp lý mức phí
đường bộ, phí BOT...); (5) Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của DN.
Các giải pháp được đề cập trong Nghị quyết 35/
NQ-CP nói chung và đối với các giải pháp tài chính
nói riêng có những điểm đột phá với những yêu cầu,
mục tiêu mới và nhiệm vụ giải pháp chi tiết, cụ thể,
bao quát và mở rộng trách nhiệm và tổ chức thực
hiện của nhiều Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Nghị
quyết không chỉ đưa các giải pháp giải quyết những
khó khăn trước mắt, ngắn hạn mà còn đưa ra các
giải pháp mang tính dài hạn (5 năm) cho sự nghiệp
phát triển của DN.
Để triển khai tốt các Nghị quyết 01/NQ-CP ngày
ngày 28/4/2016, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, tăng cường quản lý thuế, hải
quan và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành,
đồng hành cùng DN. Với các giải pháp đã triển
khai thực hiện nêu trên, số giờ nộp thuế năm 2015
giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ (năm 2014 đã
giảm được 370 giờ); đạt mục tiêu mà Nghị quyết
số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ đã đặt
ra về việc giảm số giờ nộp thuế đối với người nộp
thuế xuống dưới 121,5 giờ trong năm 2015. Bên
cạnh đó, các giải pháp về điều hành giá cả nhằm
hạn chế tình trạng buôn lậu, găm giữ hàng hóa,
thao túng thị trường và chống chuyển giá cũng
được thực hiện. Nỗ lực này đã giúp DN tiết kiệm
chi phí tuân thủ thuế, hải quan, từ đó hỗ trợ DN
nâng cao sức cạnh tranh.
Thách thức đặt ra với doanh nghiệp
và các chính sách tài chính hỗ trợ thời gian tới
Chính sách tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn
cho DN trong thời gian qua đã và đang phát huy
tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất - kinh doanh, tiếp tục tạo tiền
đề cho giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt là trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Đến năm
2015, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 hiệp định
thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền
kinh tế trên thế giới; ngày 22/11/2015, các nhà
Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur
chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong
đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày
31/12/2015; Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp
định TPP...
Điều này mặc dù mang lại nhiều cơ hội nhưng
cũng đặt ra không ít thách thức đối với DN do năng
lưc canh tranh cua cac DN Viêt Nam noi riêng va
nên kinh tê Viêt Nam noi chung con thâp; năng suất
lao động của các DN tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn
dựa vào lợi thế nhân công, chi phí mặt bằng rẻ và
chi phí năng lượng thấp đã ảnh hưởng nhiều đến
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của
DN. Khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến bộ công
nghệ cua DN Viêt Nam con khiêm tốn và khá lạc
hậu, chất lượng nguồn lao động thấp... nên chịu sức
cạnh tranh lớn từ DN nước ngoài, dẫn đến một số
ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của
việc mở cửa thị trường.
Trước tình hình đó, đầu năm 2016, Quốc hội
đã tiếp tục ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ
khó khăn cho DN cụ thể: Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...106
Powered by FlippingBook