90
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
(2003) nghiên cứu thực nghiệm thương mại nội
ngành giữa 22 nước chuyển đổi ở Trung và Đông
Âu với 28 nước phát triển và đang phát triển trong
suốt giai đoạn 1992 – 1999. Sử dụng mô hình trọng
lượng (GM) để giải thích tổng khối lượng thương
mại, nghiên cứu này chỉ ra vai trò của quy mô kinh
tế, khoảng cách và tự do hóa thương mại trong việc
xác định tổng khối lượng thương mại. Khối lượng
thương mại của các nước chuyển đổi tăng trong
những năm 1990. Mặc dù một số quốc gia có quy
mô nhỏ song thương mại nội ngành rất phát triển.
Giải pháp để Việt Nam phát triển thương mại nội
ngành hàng nông nghiệp với APEC
Thứ nhất, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào phát triển nông nghiệp
Hội nhập quốc tế về thươngmại nói chung và phát
triển thương mại nội ngành nói riêng, sẽ làm tăng
sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến
khích thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh
tế nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, xây
dựng cơ sở hạ tầng cho Ngành. Do đó, chúng ta cần
tranh thủ tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ,
học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ khoa
học quản lý của cán bộ kỹ thuật trong ngành Nông
nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang sản
xuất hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ hai, tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế
Thương mại nội ngành chịu tác động của quá
trình tự do hóa thương mại đã dẫn đến sự phát triển
mạnh mẽ của thương mại hàng hóa toàn cầu. Khi
đó, Việt Nam tham gia vào quá trình hình thành
chuỗi giá trị gia tăng trên thị trường quốc tế. Thị
trường trong nước trở thành một bộ phận của thị
trường quốc tế, phân công lao động trở thành một
bộ phận của phân công lao động quốc tế. Quá trình
chuyển hóa một bộ phận lao động trong nước thành
lao động xuất khẩu thông qua xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ. Điều này có lợi cả về phương diện kinh tế
và xã hội.
Thứ ba, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập
khẩu hàng nông sản
Thương mại nội ngành phát triển sẽ làm cho
quá trình liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế càng
phát triển. Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt
hàng nông nghiệp sang các nước phát triển, đồng
thời có cơ hội nhập khẩu các mặt hàng công nghệ
cao. Thương mại nội ngành có tác động to lớn đến
xuất nhập khẩu về quy mô, cơ cấu thị trường và
cơ cấu mặt hàng. Khi tham gia sâu vào thị trường
thế giới, các rào cản thuế quan và hạn ngạch được
giảm dần do những cam kết của các nước là thành
viên của WTO giúp Việt Nam tăng khối lượng xuất
khẩu, nhiều quốc gia mở cửa thị trường để hàng
hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc
gia khác. Việc không phụ thuộc vào một thị trường
sẽ khắc phục được khủng hoảng thị trường khi có
biến động lớn và có nhiều cơ hội lựa chọn bạn hàng
thích hợp. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp
sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thứ tư, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Quá trình tự do hóa thương mại chịu tác động
của toàn cầu hóa đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại nội ngành và thương mại hàng hóa
toàn cầu. Ở Việt Nam thương mại nội ngành chủ
yếu là phát triển theo chiều dọc. Điều này là hợp lý
cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu để phát triển nền kinh tế của mình. Việt
Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ
ngày càng được mở rộng.
Thứ năm, tăng cường hợp tác hội nhập vùng và tự do
hóa thương mại
Hội nhập vùng làm gia tăng mạnh mẽ thương
mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung
gian. Đây chính là yếu tố chính để “tạo ra thương
mại”. Sự tăng lên của thương mại trong từng ngành
là do hội nhập vùng mở ra các thị trường ổn định
và cho phép các hãng tăng hiệu quả kinh tế thông
qua chuyên môn hoá. Khi các nước tăng cường tự do
hóa thương mại có các yếu tố nguồn lực khác nhau
và hội nhập vùng tạo điều kiện có các thị trường
ổn định và liên kết, kích thích cho những người sản
xuất tận dụng nguồn lực.
Tai liêu tham khao:
1. Từ Thúy Anh, Hoàng Xuân Trung, (2008) “Các yếu tố ảnh hưởng đến thương
mại nội ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, tháng 12/2008;
2. Aturupane, C., Djankov, S., Hoekman, B., 1999. Horizontal and vertical
intra-industry trade between Eastern Europe and the European Union. Welt.
Arch. 135 (1), 62–81;
3. Min, K. 1992. Measurement and determinants of intra-industry trade
in Asian countries. Ph.D. dissertation, City University of New York, New
York, USA.
Hội nhập quốc tế về thương mại nói chung và
phát triển thương mại nội ngành nói riêng, sẽ
làm tăng sức hút đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài
cho phát triển kinh tế nói chung và ngànhNông
nghiệp nói riêng.