110
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
tiếp theo. Trước mắt, cần tập trung vào tổ chức lại
mạng lưới giáo dục đào tạo, sắp xếp lại hệ thống
giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu
ngành nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lại mạng lưới
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng,
miền và địa phương. Thực hiện phân tầng giáo dục
đại học, đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ
thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và
giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy
sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời
gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ
năng người học, doanh nghiệp và xã hội cần và từng
bước áp dụng kiểm định, đánh giá theo kết quả đầu
ra của giáo dục và đào tạo.
Chủ động hội nhập quốc tế cũng được xem là
xu thế tất yếu để phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam. Theo đó, thiết lập khung trình độ nguồn
nhân lực quốc gia phù hợp với khu vực và thế
giới. Xây dựng nội dung, chương trình và phương
pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù
hợp với chuẩn mực quốc tế và đặc thù Việt Nam;
Tăng cường quan hệ liên thông chương trình đào
tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo
của Việt Nam và quốc tế. Thực hiện đánh giá và
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên
kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau
đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học,
công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt
Nam và thế giới. Tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học
có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình
đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học,
công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các
trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế
vào Việt Nam hoạt động. Tăng cường dạy và bồi
dưỡng ngoại ngữ, văn hoá thế giới, kỹ năng thích
ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho đội
ngũ lao động Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Peter A. Petri, Michael G. Plummer, Fan Zhai, The Trans-Pacific Partnership
and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment,Honolulu: East-
West Center, 2011;
2. Vũ Cao Đàm, Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo “Lựa chọn giải pháp nhằm thu hẹp
khoảng cách giữa đào tạo đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn với nhu cầu của thị trường lao động” ngày 26/10/2012;
3. Bùi Sỹ Lợi, “Những bất cập của Bộ luật Lao động hiện hành và một số quan
điểm sửa đổi Bộ luật Lao động”, luatdaiviet.vn/.../nhung-bat-captrong-bo-
luat-lao-dong-hien-hanh.
tạo tinh thần tự khởi nghiệp nhằm tận dụng tốt các
nguồn lực của quốc gia.
Một số giải pháp
Để giải quyết những vấn đề trên, trước hết, Việt
Nam cần đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát
triển nhân lực. Trong đó, tập trung hoàn thiện bộ máy
quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp
quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Bên cạnh
đó, hình thànhmột cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực
trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung -
cầu nhân lực, để phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới
các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực.
Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các
ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
Đồng thời, bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát
triển nhân lực, tăng đầu tư phát triển nhân lực cả
về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn
vốn đầu tư toàn xã hội; Xây dựng kế hoạch phân
bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chi để
thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào
tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã
hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng
sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc
thiểu số, đối tượng chính sách…); Đẩy mạnh xã hội
hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho
phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách
để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư
và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình
thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào
tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; góp vốn,
mua công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển
nhân lực... Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận
lợi và có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế tăng đầu tư phát triển nhân
lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói
riêng. Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho
các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên
để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người
lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đẩy
mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn
vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam;
sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ
trợ phát triển nhân lực…
Đặc biệt, đổi mới giáo dục và đào tạo đang là
bài toán cấp thiết hiện nay đối với đào tạo nguồn
nhân lực của Việt Nam. Đây là nhiệm vụ then chốt,
giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam
trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ