Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 64

62
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
đồng thời, bám sát thực tế, giải quyết kịp thời
các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư dự
án FDI trong du lịch hoạt động thuận lợi, nhát là
về sử dụng đất, giải phóng mặt bằng cho các dự
án đầu tư
Thứ ba,
tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên lĩnh vực cấp
thoát nước, vệ sinh môi trường, hệ thống giao
thông vận tải, thông tin liên lạc; coi trọng đào tạo
cán bộ và đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch,
tạo sức hấp dẫn huy động vốn FDI vào ngành du
lịch của Thanh Hóa.
Thứ tư,
tăng cường việc tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và
tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn
minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng
phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở,
chân thành đối với khách du lịch. Đồng thời, cần
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng
của ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Đa
dạng hoá các loại hình du lịch kết hợp với thể
thao, giải trí, nghỉ dưỡng; thường xuyên tổ chức
các lễ hội gắn với từng cột mốc, từng địa danh
cụ thể của tỉnh, để có thể thu hút được khách du
lịch không chỉ trong 3 tháng hè mà trong cả 12
tháng của năm, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư vốn vào du
lịch của Tỉnh.
Thanh Hóa đang là điểm sáng trong phát triển
du lịch và kinh tế - xã hội của cả nước. Trong
thời gian tới rất cần những đột phá mạnh mẽ cả
về nhận thức và chính sách thu hút vốn FDI vào
ngành du lịch, tạo động lực, sức bật mới cho phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, cho ngành du
lịch nói riêng trên địa bàn.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Thanh Hóa “Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020;
2. Báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa về tình hình các dự án đầu tư
cho du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015;
3. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015), Niên giám thống kê 2014;
4. GS., TS Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài – triển
vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam, những vấn đề kinh tế thế giới”,
Bộ kế hoạch và Đầu tư.;
5. TS. Hà Văn Siêu (2010), “Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
6. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định 2218/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7
năm 2009 về việc phê duyệt dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.
Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách
của tỉnh ban hành về đất đai, tài chính và thuế
thiếu chính sách ưu tiên cho ngành du lịch hoặc
còn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư; công
tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng,
xúc tiến kêu gọi đầu tư... chưa được chú trọng
đúng mức. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện
nhiều, nhưng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là khu
vực miền núi và ven biển. Năng lực đội ngũ cán
bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch
còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát
triển trong giai đoạn mới. Nhận thức của người
dân sở tại đối với việc phát triển du lịch chưa
cao, chưa coi khách du lịch là mục tiêu, chưa
tạo được môi trường xã hội cho du lịch chuyên
nghiệp tại địa phương.
Để thu hút FDI vào du lịch Thanh Hóa
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sức thu
hút và lan tỏa tác động liên ngành cao. Để thu
hút FDI cho phát triển du lịch trên địa bàn Thanh
Hóa, cần sự phối hợp đồng bộ các giải pháp và
những nỗ lực từ nhiều phía, cơ quan, nổi bật là:
Thứ nhất,
đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây
dựng danh mục dự án và xúc tiến đầu tư đối với
các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng, nhất là
kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc... Sở Kế
hoạch và Đầu tư cần tăng cường công tác đấu
mối, phối hợp với các bộ, ngành, để có các thông
tin về các nhà đầu tư nước ngoài; nâng cao chất
lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền và nâng
cấp trang web giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu
tư của du lịch Thanh Hóa.
Thứ hai,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
trên địa bàn; đặc biệt, hoàn thiện cơ chế quản lý
”một cửa” cho các dự án FDI vào ngành du lịch
với mức ưu đãi và thuận lợi tốt nhất có thể. Theo
đó, nhà đầu tư chỉ cần đến một cơ quan duy nhất
từ khâu khảo sát ban đầu đến khi hình thành dự
án, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Với 56 dự án lũy kế đến cuối năm 2015 ước
giá trị khối lượng thực hiện đạt trên 40.000 tỷ
đồng, Thanh Hóa là địa phương đứng thứ 6 cả
nước về thu hút vốn FDI (tỷ lệ vốn thực hiện
trên vốn đăng ký của các dự án đạt khoảng
19%). Thanh Hoá đứng đầu cả nước về thu hút
FDI từ Nhật Bản (với 12 dự án, tổng vốn đầu tư
khoảng 5,2 tỷ USD)…
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...135
Powered by FlippingBook