Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
61
khảo sát, nghiên cứu đầu tư, sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch; cam kết luôn nhất quán
trong chính sách thu hút đầu tư, đồng hành với
các đơn vị, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất
kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn. Đồng thời,
Tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo giảm thiểu tình trạng
cò mỗi, chèo kéo, chặt chém du khách, bán hàng
rong,... Nhờ đó, Thanh Hóa thu hút được không
ít dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch.
Riêng năm 2014, toàn Tỉnh có 30 dự án được
cấp phép và đã triển khai thực hiện với tổng vốn
đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, tập trung vào các khu
du lịch sinh thái biển như: Hải Hòa, Hải Tiến,
Nam Sầm Sơn…
Với 56 dự án lũy kế đến cuối năm 2015 ước giá
trị khối lượng thực hiện đạt trên 40.000 tỷ đồng,
Thanh Hóa là địa phương đứng thứ 6 cả nước
về thu hút vốn FDI (tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn
đăng ký của các dự án đạt khoảng 19%). Đặc biệt,
Thanh Hoá đứng đầu cả nước về thu hút FDI từ
Nhật Bản (với 12 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng
5,2 tỷ USD)…
Tuy nhiên, cho đến nay Thanh Hóa vẫn chưa
thu hút được dự án FDI nào vào phát triển ngành
du lịch địa phương. Điều này chủ yếu do đặc thù
ngành du lịch biển của Tỉnh chủ yếu tập trung
vào 3 tháng hè. Mặc dù, Sầm Sơn thu hút khá
đông khách du lịch nội địa, nhưng chỉ tập trung
vào mùa hè, thời gian còn lại trong năm không có
hoạt động nào diễn ra trên địa bàn khu vực ven
biển. Trong khi đó, bãi biển Sầm Sơn hay Di sản
văn hoá Thành Nhà Hồ, cùng các tiềm năng du
lịch tâm linh và nhân văn khác chưa được khai
thác và quảng bá rộng rãi, tỉnh Thanh Hoá hầu
như vô danh trên bản đồ của các nhà đầu tư nước
ngoài, cũng như khách du lịch quốc tế.
lớn, độ dốc nhỏ, cát mịn như: Sầm Sơn, Quảng
Vinh, Hải Tiến, Hải Hoà, Nghi Sơn... thích hợp
để khai thác cho các hoạt động du lịch biển như
tắm biển, lướt sóng, đua thuyền, du lịch câu cá,
xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch đảo,
nghỉ dưỡng tắm biển kết hợp vui chơi giải trí.
Đặc biệt, hiện Thanh Hoá có 1.535 di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh được phân bổ đều trên
phạm vi toàn tỉnh. Trong số các di tích có 135 di
tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm 5,25%
tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nước
(hiện cả nước có 2.569 di tích được xếp hạng quốc
gia) và 412 di tích xếp hạng cấp Tỉnh, bao gồm:
Di tích Thành Nhà Hồ; Khu di tích lịch sử Lam
Kinh; Di tích khảo cổ hang con Moong; Chiến
khu Ba Đình; Cụm di tích Sầm Sơn Lễ hội Lam
Kinh; Lễ hội Lê Hoàn; Lễ hội Bà Triệu; Lễ hội
Đền Sòng...
Thực tế thu hút FDI vào du lịch tỉnh Thanh Hoá
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với ưu điểm
mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào
nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy sự phát triển
các ngành nghề mới đặc biệt là những ngành
nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần
nhiều vốn. Chính vì thế, chính quyền tỉnh Thanh
Hoá xác định đây là nguồn vốn có vai trò rất
quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung, phát triển ngành du lịch nói riêng.
Nguồn vốn FDI không chỉ đơn thuần đưa
vốn ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo
chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến
và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. Tuy
nhiên, tiếp nhận FDI lợi thế hiển nhiên của địa
phương, song điều quan trọng đặt ra là phải khai
thác triệt để lợi thế có được của nguồn vốn này
nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế trong phát
triển ngành du lịch của Tỉnh.
Với chủ trương ưu tiên, khuyến khích các dự
án đầu tư có quy mô lớn, hàm lượng công nghệ
cao, trình độ quản lý tiên tiến, chú trọng các tập
đoàn đa quốc gia, thời gian qua tỉnh đã triển khai
thực hiện một loạt các cơ chế, chính sách ngày
càng thông thoáng, cởi mở, tạo thuận lợi cho các
nhà đầu tư, như: Cải cách thủ tục hành chính,
thực hiện cơ chế “một cửa” trong cấp phép đầu
tư và quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây
dựng, môi trường, sử dụng lao động...
Hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho
Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du
lịch Thanh Hóa hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu
SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
LŨY KẾ ĐẾN 30/09/2015
STT
Loại hình DN
Số dự án Vốn đầu tư (Tỷ đồng)
1 Doanh nghiệp tư nhân
1
319
2 Tập đoàn kinh tế
4
7.973
3 Công ty cổ phần
30
5.030
4 Công ty TNHH
27
4.614,9
5 Hộ cá thể
3
51
Tổng
65
17.987,9
Nguồn: Sở KH&ĐT Thanh Hóa
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...135
Powered by FlippingBook