Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 66

64
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
có đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển dịch vụ thương
mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân
hàng, giáo dục - đào tạo, y tế... Đẩy mạnh xuất khẩu
theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia
tăng cao và các sản phẩm chế biến, giảm dần xuất
khẩu các sản phẩm thô, sơ chế.
Thứ tư,
tập trung cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh và cải cách hành chính; đẩy mạnh việc
ứng dụng công nghệ thông tin, đưa và khai thác
có hiệu quả các dịch vụ công, tạo điều kiện thuận
lợi cho tổ chức, cá nhân giao dịch giải quyết công
việc. Tăng cường phối hợp, giải quyết dứt điểm
các vướng mắc kéo dài trong công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng đúng
tiến độ.
Thứ năm,
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, quy
hoạch nguồn cán bộ đảm bảo tính kế thừa và phát
triển; đào tạo và chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Giải
quyết tốt các vấn đề an sinh, xã hội, phục hồi sinh kế
cho người dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất để xây
dựng khu kinh tế, khu công nghiệp.
Thứ sáu,
đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương
trong Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ để hợp lực cho
sự phát triển. Và để khai thác tiềm năng, thế mạnh
của Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, các tỉnh trong khu
vực cần tăng cường và mở rộng liên kết trong đầu
tư nhằm cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng liên
tỉnh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và đẩy
mạnh phát triển các ngành công nghiêp phụ trợ;
hình thành các trung tâm và chuỗi du lịch – dịch vụ
với con đường di sản văn hóa thế giới.
Thứ bảy,
đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ,
văn hóa - xã hội; phấn đấu trở thành một trong
những trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục - đào tạo,
y tế, thể dục thể thao của khu vực. Thực hiện có
hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ
giải quyết việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động;
lồng ghép có hiệu quả các chương trình giảm nghèo
để đầu tư, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, giúp người
nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
2. Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. Thanh Hóa xác định 4 khâu đột phá để phát triển bền vững
vn/thanh-hoa-xac-dinh-4-khau-dot-pha-de-phat-trien-ben-vung-
post182067.info.
Tập trung phát triển vùng kinh tế theo không gian
Với tiềm năng và lợi thế trên, Thanh Hóa đã và
đang lập Đề án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Đề án Tái cơ
cấu kinh tế Tỉnh gắn liền với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và năng lực cạnh tranh đến năm 2020. Trên cơ
sở đó, tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thuận
lợi để phát huy và tăng cường sự liên kết giữa các
vùng. Hiện Thanh Hóa đang tập trung phát triển 3
vùng kinh tế theo không gian, đó là Vùng Kinh tế
biển với trọng tâm là Khu kinh tế Nghi Sơn; Vùng
đồng bằng và trung du, miền núi.
Nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu phát triển
trên, Thanh Hóa cần tập trung thực hiện tốt một số
giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất,
tiếp tục khảo sát, đánh giá thực trạng
hệ thống giao thông liên hoàn trong toàn Vùng,
từ đó quy hoạch lại cho phù hợp với tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội. Hình thành mạng lưới
giao thông liên hoàn kết hợp đường bộ, đường sắt,
đường thủy, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế
- xã hội. Đồng thời, có chính sách đầu tư hạ tầng,
hướng tới đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ
thuật, xã hội phục vụ cho việc phát triển nhanh
Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên
địa bàn Tỉnh. Kết nối các trọng điểm kinh tế đô
thị của Tỉnh với Cảng biển Nghi Sơn, Cảng hàng
không Thọ Xuân. Trong Khu kinh tế Nghi Sơn thì
ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường ven
biển, đường nối Khu kinh tế Nghi Sơn với Hoàng
Mai – Nghệ An, đường Bắc Nam 2, đường Đông
Tây 4, tuyến đường ven biển nối 513, nâng cấp Sân
bay Thọ Xuân để tương xứng với sân bay quốc tế
của khu vực Bắc miền Trung…
Thứ hai,
tập trung hoàn thiện, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt các đề án quy hoạch làm cơ sở
kêu gọi, xúc tiến đầu tư; trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt bổ sung các khu công nghiệp:
Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng,
Hoàng Long, Bãi Trành, Tây Bắc Ga vào quy hoạch
các khu công nghiệp Việt Nam… để phát triển các
khu công nghiệp gắn với tiềm năng, thế mạnh của
Tỉnh, tạo ra sự liên kết giữa khu kinh tế Nghi Sơn
với các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, hỗ trợ
phát triển sản xuất.
Thứ ba,
rà soát, kiện toàn cơ chế chính sách ưu đãi,
khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế và khu công
nghiệp; tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hấp
dẫn nhà đầu tư. Ưu tiên nguồn lực phát triển mạnh
dịch vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...135
Powered by FlippingBook