TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
63
tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu
h p khoảng cách với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Thanh Hóa ưu tiên phát triển nhanh Khu kinh tế
Nghi Sơn, một trong những hạt nhân tăng trưởng
của Tỉnh có tác động lan tỏa thúc đẩy vùng phụ
cận phát triển, tạo bước đột phá về tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khu kinh tế Nghi sơn
được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập
từ năm 2006, diện tích 18.611,8ha, trên địa bàn 12 xã
phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Đây là khu
kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng
tâm là công nghiệp nặng, được vận hành theo quy
chế đặc thù với những cơ chế chính sách ưu đãi đầu
tư thông thoáng, hấp dẫn nhất cả nước.
Sau 10 năm đi vào hoạt động, Khu kinh tế Nghi
Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến thực hiện các dự án đầu tư. Đến
nay, Khu kinh tế này đã thu hút gần 100 dự án đầu
tư, tổng mức vốn đăng ký hơn 17 tỷ USD với nhiều
dự án quy mô lớn như: Nhà máy xi măng Công
Thanh (công suất 5,8 triệu tấn/năm); Nhà máy luyện
cán Thép Nghi Sơn (công suất 1 triệu tấn phôi/năm);
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Nghi
Sơn 2 và một số dự án nhiệt điện khác, tổng công
suất 2.400 MW… Ngoài ra còn có Dự án Lọc hóa
dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư trên 9 tỷ USD.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, sau khi hoàn
thành đi vào hoạt động dự kiến cung cấp khoảng
40% lượng xăng dầu của cả nước, góp phần quan
trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời
có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành
công nghiệp, dịch vụ khác trên địa bàn Thanh Hóa
và các địa phương lân cận.
Những giá trị khác biệt tạo nên lợi thế so sánh
của Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, cách Thủ
đô Hà Nội 150km về phía Nam; phía Tây giáp với
Lào với đường biên giới dài 192km; phía Đông là
Vịnh Bắc Bộ với chiều dài 102km bờ biển. Tỉnh có
diện tích tự nhiên 11.116km2, đứng thứ 5 cả nước,
được chia thành 27 đơn vị hành chính; dân số gần
3,5 triệu người, đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh).
Thanh Hóa là Tỉnh có đủ loại hình giao thông,
bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường hàng không; có đầy đủ các loại địa hình, các
hệ sinh thái và được chia thành 3 vùng rõ rệt, đó
là: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển với
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; là nơi có
nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử
văn hóa có giá trị được công nhận; có nguồn nhân
lực dồi dào và đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng
với 2,1 triệu lao động, trình độ văn hóa tương đối
cao; 5 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn chỉnh được bố trí tại phía Bắc, Nam,
Đông và phía Tây, tạo tứ giác phát triển và chuỗi
liên kết vùng, gắn với việc phát huy tiềm năng, thế
mạnh vùng miền để thu hút đầu tư và phát triển
kinh tế. Đó là những giá trị khác biệt, nổi trội tạo
nên lợi thế so sánh của Thanh Hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thanh Hóa
đã xác định quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020, trong đó nhiệm vụ số 1 là phát huy cao
nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; trên cơ sở sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh
NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNHTRANHTỪPHÁT TRIỂNVÙNG
KINHTẾ THEO KHÔNG GIANTẠI THANHHÓA
NGUYỄN NHƯ MẠNH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Thanh Hóa được ví như một “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều đặc điểm riêng biệt mà không phải địa phương
nào cũng có. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, tiềm năng sẵn có, Thanh Hóa hiện đang tập trung phát triển 3
vùng kinh tế theo không gian, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả
và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2016-2020; xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm
giao lưu kinh tế giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội
mạnh của cả nước.
•
Từ khóa: Thanh Hóa, Nghi Sơn, đầu tư, khu kinh tế, tăng trưởng, cạnh tranh, kinh tế vùng.