Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 54

52
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
iii) Mua lại TCTD: Là một TCTD (sau đây gọi là
TCTD mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của TCTD khác (TCTD bị mua
lại). Sau khi mua lại, TCTD bị mua lại trở thành công
ty trực thuộc của TCTD mua lại.
iv) TCTD tham gia sáp nhập, gồm: TCTD nhận
sáp nhập và TCTD bị sáp nhập.
v) TCTD tham gia hợp nhất, gồm: TCTD hợp nhất
và TCTD bị hợp nhất.
vi) TCTD tham gia mua lại, gồm: TCTD mua lại
và TCTD bị mua lại.
vii) TCTD đại diện: Là TCTD bị hợp nhất được các
TCTD bị hợp nhất còn lại ủy quyền làm đầu mối xử
lý các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất các TCTD.
viii) Cơ quan có thẩm quyền quyết định của
TCTD: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc
sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD theo quy định tại
điều lệ của TCTD và pháp luật hiện hành.
ix) TCTD m : Là TCTD nước ngoài sở hữu trên
50% vốn điều lệ của TCTD 100% vốn nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam.
x) Chủ sở hữu: Là các cổ đông (đối với TCTD
cổ phần), Nhà nước (đối với TCTD nhà nước), các
bên tham gia góp vốn liên doanh (đối với TCTD liên
doanh), TCTD m và các thành viên góp vốn (đối với
TCTD 100% vốn nước ngoài), các thành viên góp vốn
(đối với TCTD hợp tác).
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình
DN đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh có điều kiện. Ðối tượng kinh doanh
của ngân hàng không phải là hàng hóa, dịch vụ
thông thường như các ngân hàng khác mà là hàng
hóa đặc biệt (tiền mặt, vàng, giấy tờ có giá và các
dịch vụ thanh toán...), dùng để đo lường và biểu
hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Xuất
phát từ đặc thù này, hoạt động huy động vốn
tiền gửi tiết kiệm và cấp tín dụng của ngân hàng
được kiểm soát và điều chỉnh rất chặt chẽ bằng
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
trong từng thời kỳ. Do đó, hoạt động M&A ngân
hàng cần có văn bản quy phạm pháp luật chuyên
biệt hướng dẫn, điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh
vực kinh doanh đặc thù này. Như vậy, hoạt động
M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt
Nam ngoài việc phải tuân thủ các quy định trong
Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật các
TCTD, còn phải được sự chấp thuận của Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) và tuân thủ theo quy
định trong Thông tư số 04/2010/TT-NHNN về
việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động M&A ngân hàng đó là khung pháp
có tác động nhất định đến các chiến lược lớn và quan
trọng của công ty con. Công ty mua lại được gọi là
công ty m . Khoản đầu tư của công ty m được gọi là
khoản “Đầu tư vào công ty con” theo chuẩn mực kế
toán hiện hành. Công ty m không nhất thiết phải sở
hữu toàn bộ công ty con mà chỉ cần nắm quyền kiểm
soát. Tuy không sở hữu toàn bộ nhưng trên báo cáo
tài chính của công ty m phải hợp nhất báo cáo của
công ty con. Theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam số 25, nếu một công ty nắm giữ trên 50%
cổ phần của một công ty khác thì công ty đó được gọi
là công ty m và phải hợp nhất báo cáo tài chính của
công ty con.
Mặc dù, Luật Chứng khoán không quy định cụ
thể và đưa ra khái niệm M&A như Luật DN, Luật
Đầu tư, Luật Cạnh tranh nhưng cũng đã có những
quy định hạn chế tập trung kinh tế trên thị trường
chứng khoán như: Các quy định về “cổ đông lớn”,
các hành vi bị cấm như giao dịch nội gián thao túng
thị trường của cá nhân, tổ chức để mua bán chứng
khoán có lợi cho mình hoặc cho người khác; thông
đồng để thực hiện mua, bán chứng khoán nhằm tạo
thị trường giả, thao túng, làm giá thị trường…
Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 được
đánh giá là “xương sống” của mọi hoạt động có liên
quan tới hệ thống TCTD của Việt Nam. Luật này quy
định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát
đặc biệt, tổ chức lại, giải thể TCTD; việc thành lập,
tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ
chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Rõ
ràng, hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam chịu
chi phối và ràng buộc chủ yếu bởi Luật các TCTD
hiện hành.
Như vậy, theo pháp lý hiện hành, hoạt động M&A
được xem xét dưới nhiều góc độ như một trong các
hành vi tập trung kinh tế; như một trong những hình
thức tổ chức lại DN và như một trong những hình
thức đầu tư trực tiếp. Trong đó, cụ thể nhất là Thông
tư 04/2010/TT-NHNN (ngày 11/2/2010) quy định:
i) Sáp nhập TCTD: Là một hoặc một số TCTD
(sau đây gọi là TCTD bị sáp nhập) sáp nhập vào một
TCTD khác (sau đây gọi là TCTD nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp sang TCTD nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập.
ii) Hợp nhất TCTD: Là hai hoặc một số TCTD (sau
đây gọi là TCTD bị hợp nhất) hợp nhất thành một
TCTD mới (sau đây gọi là TCTD hợp nhất) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang TCTD hợp nhất, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của các TCTD bị hợp nhất.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...135
Powered by FlippingBook