Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
71
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra sự
tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trên địa
bàn huyện Phù Yên, Sơn La vào phát triển du lịch
lịch địa phương. Sau khi nghiên cứu tổng quan về
lý thuyết thái độ và sự tham gia của người dân, các
thang đo đã được thiết kế, bao gồm những tác động
tích cực và tiêu cực từ du lịch, sự hỗ trợ thêm cho
phát triển du lịch và sự tham gia của người dân vào
phát triển du lịch. Tổng số bảng câu hỏi phát ra là
150, tổng số bảng câu hỏi thu về và sử dụng được là
140. Bảng câu hỏi đánh giá với 5 mức độ từ 1 (hoàn
toàn không đồng ý) cho đến 5 (hoàn toàn đồng ý).
Kết quả thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu
Kết quả thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu chỉ
ra rằng, có 97 là nam giới chiếm 69%, còn lại 43 là
Tổng quan nghiên cứu
Sự tham gia của người dân là một nhân tố quyết
định trong thành công phát triển du lịch bền vững
(Sherpa 2011) nhưng rất khó có thể đưa ra một định
nghĩa cụ thể về sự tham gia của người dân. Timothy
(1999) cho rằng, sự tham gia của người dân vào du
lịch được nhìn nhận trên 2 khía cạnh là trong quá
trình ra quyết định và lợi ích trong phát triển du lịch.
McGehee and Andereck (2004) lại cho ra rằng,
người dân phụ thuộc vào du lịch thì có nhận thức
tích cực về du lịch có những tác động tích cực đến
đời sống của họ và sẽ thường hỗ hợ cho du lịch.
Latkova and Vogt (2012) chỉ ra, ở nơi nào có thái độ
tích cực về sự phát triển của du lịch thì nơi đó sẽ có
sự phát triển mạnh về du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng cũng là cơ chế cho
cộng đồng tham gia tích cực trong quan hệ với các
đối tác, trong việc ra quyết định và đại diện trong
các cấu trúc cộng đồng (Chapman & Kirk, 2001).
Cần lưu ý rằng, sự tham gia của cộng đồng thường
có nghĩa là sự tham gia của người dân hoặc cộng
đồng với chính phủ. Tuy nhiên, nghiên cứu này
nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng như là một
sự tham gia của người dân địa phương trong quá
trình phát triển du lịch. Nếu không có sự tham
gia của cộng đồng rõ ràng là không có hợp tác,
không phát triển và không có chương trình. Do
đó, thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc ra
quyết định để thực hiện phát triển du lịch có thể
dẫn đến thất bại trong việc phát triển cộng đồng
(Miranda, 2007).
VAI TRÒ CỦA DÂN CƯTRONG PHÁT TRIỂNDU LỊCH:
NGHIÊN CỨUTHỰC TIỄNTẠI SƠN LA
NGUYỄN VĂN HUY, DƯƠNG PHƯƠNG THẢO
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Du lịch bền vững sẽ tạo ra lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Để phát triển các hoạt động du lịch
tại địa phương, cần có sự tham gia và hỗ trợ của người dân. Việc nghiên cứu sự tham gia và hỗ trợ của
cộng đồng trong phát triển ngành Du lịch là rất cần thiết, đặc biệt là đối với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Sử dụng phương pháp điều tra các cư dân địa phương trên địa bàn huyện Phù Yên, Sơn La, bài viết làm
rõ vai trò của cộng đồng dân cư đối với quá trình phát triển du lịch địa phương. Kết quả cho thấy, nếu du
lịch có tác động tiêu cực về môi trường, thì người dân sẽ không hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch.
Từ khóa: Du lịch, cộng đồng, phát triển, kinh tế.
Nhận thức
những tác
động tích cực
của du lịch
Sự tham
gia trong
phát triển
du lịch
Lợi ích
cá nhân
từ du
lịch
Những
hỗ trợ
cho phát
triển du
lịch
Nhận thức
những tác
động tiêu cực
của du lịch
Sự gắn
kết cộng
đồng
HÌNH 1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...135
Powered by FlippingBook