TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
67
tư 38.861,45 triệu USD), 1.570 dự án (tổng số vốn
đầu tư 36.050,12 triệu USD) và 2.591 dự án (tổng
số vốn đầu tư 31.195,94 triệu USD).
Thực trạng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp
Tính đến tháng 2/2016, Đồng Tháp đứng thứ 55
trong tổng số 63 tỉnh, thành cả nước, với tổng số
dự án còn hiệu lực là 17. Với tổng số vốn FDI là
105,48 triệu USD thì Đồng Tháp đứng ở vị trí thấp
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ xếp
trên Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư là 94,20 triệu
USD; mặc dù trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 Đồng Tháp đứng
đầu toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
đứng thứ hai cả nước (Đà Nẵng đứng thứ nhất).
Tỷ trọng vốn FDI của Đồng Tháp tính đến tháng
02/2016 so với cả nước chỉ chiếm khoảng 0,083%
tổng số các dự án và 0,037% tổng số vốn, so sánh
với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng
chỉ ở mức 1,44% tổng số các dự án và 0,62% tổng
số vốn. Điều này cho thấy, nghịch lý rằng, chỉ số
đánh giá về năng lực cạnh tranh chưa phải là yếu
tố quyết định để các nhà đầu tư tìm đến.
Xét về lượng vốn đầu tư cũng như tổng số dự
án còn hiệu lực tại Đồng Tháp qua các năm gần
đây, mặc dù tổng số vốn đầu tư có tăng từ năm
2014 – 2016, cụ thể như: Năm 2014 lượng vốn FDI
chỉ đạt được ở mức 61,52 triệu USD; năm 2015 đã
tăng lên 91,52 triệu USD (tăng 48,8% so với năm
2014); năm 2016 lượng vốn FDI cũng tăng 15,3% so
với năm 2015, với tổng nguồn vốn đầu tư là 105,48
triệu USD. Tuy nhiên, xét về tương đối tốc độ tăng
Tổng quan nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng
2/2016, đã có 112 quốc gia đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam. Các dự án FDI vào Việt Nam tập trung
nhiều nhất ở các lĩnh vực sau: Công nghệ chế
biến, chế tạo (10.937 dự án, tổng vốn đăng ký đầu
tư là 164.697,9 triệu USD); khoa học công nghệ
(1.948 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.116,66
triệu USD); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô,
xe máy (1.780 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư
là 4.684,8 triệu USD); thông tin và truyền thông
(1.271 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.240,49
triệu USD); xây dựng (1.274 dự án, tổng vốn đăng
ký đầu tư là 10.925,62 triệu USD). Một số lĩnh
vực các dự án FDI ít quan tâm tới như: hoạt động
làm thuê trong các hộ gia đình (3 dự án, tổng vốn
đăng ký đầu tư là 0,54 triệu USD); cấp nước và xử
lý nước thải (46 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là
1.513,45 triệu USD); khai khoáng (96 dự án, tổng
vốn đăng ký đầu tư là 4.433,29 triệu USD).
Quốc gia có lượng vốn FDI đầu tư vào Việt
Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, đứng thứ hai là
Nhật Bản, kế đến là Singapore và Đài Loan. Cụ
thể, tính đến tháng 2/2016, Hàn Quốc có tổng số
dự án là 5.058 tương ứng với tổng số vốn đầu
tư 45.394,49 triệu USD (tương đương tỷ lệ 24,8%
tổng số các dự án và 15,9% tổng số vốn đầu tư của
cả nước). Quốc gia có vốn đầu tư lớn tiếp theo là
Nhật Bản, Singapore và Đài Loan với tổng số các
dự án tương ứng là 2.956 dự án (tổng số vốn đầu
NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA TRONGTHUHÚT VỐNĐẦUTƯ
TRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI VÀOĐỒNGTHÁP
TRẦN THANH TỊNH
- Đại học Đồng Tháp
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, thực tế kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư
FDI vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của Đồng Tháp, đây là một vấn đề cần phải quan tâm của Tỉnh
trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Phân tích, đánh giá tổng
quát nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và thực trạng vốn FDI đầu tư vào Đồng Tháp, bài viết đề xuất một
số giải pháp giúp Tỉnh tăng cường thu hút nguồn vốn FDI trong tương lai.
•
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư, năng lực cạnh tranh, kinh doanh.