68
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
là trung tâm kinh tế lớn cũng như các tỉnh lân
cận, thì điểm mấu chốt nhất mà Đồng Tháp cần
tập trung, đó là nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất
là các nhà máy điện, hệ thống đường bộ cao tốc,
chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế, trường
học… Khuyến khích áp dụng những hình thức
đầu tư như BOT, BTO, BT, PPP trong đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Cụ
thể như đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, nhất
là giao thông nông thôn và các tuyến quốc lộ 30 từ
Ngã 3 An Thái Trung về Hồng Ngự… Đồng thời,
quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến đường từ các
khu công nghiệp như: Sa Đéc, khu công nghiệp
Sông Hậu đến trung tâm kinh tế lớn.
Thứ ba,
từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và
đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, tăng được
nguồn lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của
hội nhập và phát triển đất nước. Muốn vậy, cần
tránh việc đào tạo tràn lan nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu về chất lượng của thực tế như
hiện nay; có kế hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên
lượng được trước nhu cầu nhằm đủ về số lượng,
hợp lý về cơ cấu, đạt được chất lượng cao phục vụ
cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
Thứ tư,
định hướng chiến lược phát triển cho
các khu công nghiệp trọng điểm, các ngành nông
nghiệp trọng điểm. Nếu có định hướng phát triển
lâu dài, Đồng Tháp sẽ có cơ hội đón đầu những
hoạt động đầu tư, bởi vì trong thời gian gần đây
các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đã tới tham
quan, khảo sát tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
Thứ năm,
đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư với
những dự án có tính khả thi cao, phù hợp với sự
phát triển và tiềm năng của Tỉnh; tăng cường các
hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài như cập nhật,
bổ sung nội dung thông tin mới về môi trường,
chính sách đầu tư, danh mục dự án gọi vốn FDI
trên các trang thông tin điện tử, sách báo hay tổ
chức các cuộc xúc tiến tại các nước đang và có triển
vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam…
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Khổng Văn Thắng, Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-
2013;
2. Tổng cục Thống kê (2014), Báo cáo kết quả điều tra tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài giai đoạn
2000-2013;
3.
vuc-dong-bang-song-Cuu-Long.
trưởng vốn, dấu hiệu giảm đã biểu hiện rõ trong 3
năm gần nhất. Các dự án còn hiệu lực từ 19 dự án
trong năm 2014, tăng lên 20 dự án vào năm 2015 và
giảm xuống chỉ còn 17 dự án năm 2016. Về chỉ tiêu
số dự án được cấp mới từ tháng 1/2015 đến tháng
2/2016, Đồng Tháp chỉ có duy nhất 1 dự án, với số
vốn đăng ký cấp mới là 0,2 triệu USD.
Những vấn đề đặt ra
Việc thu hút vốn FDI đã có những đóng góp
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã
hội ở Đồng Tháp. Theo số liệu của Cục Thống
kê Đồng Tháp, GDP bình quân đầu người năm
2015 ước tính đạt 32,62 triệu đồng, tăng 6,71%
so với năm 2014; tăng trưởng GDP năm 2014,
đạt 7,64% so với năm 2013. Tuy nhiên, so với
tiềm năng về sản xuất lương thực, thực phẩm
khi Đồng Tháp đứng thứ 3 cả nước về sản lượng
lúa 3,07 triệu tấn/năm (lúa hàng hóa hơn 2 triệu
tấn/năm); đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra
xuất khẩu thì nguồn vốn đầu tư FDI ở trên chưa
thật sự chưa xứng tầm trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong khi tốc độ tăng trưởng
vốn đầu tư FDI đang ngày càng giảm và rất ít
dự án được cấp mới, đây là một vấn đề cần thực
sự phải quan tâm của tỉnh Đồng Tháp trong bối
cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới.
Để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, Đồng
Tháp cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
tăng cường sự quan tâm của lãnh
đạo và quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện tối
đa cho hoạt động đầu tư. Tiếp tục cải cách hành
chính hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn
đầu tư. Cần công khai, minh bạch mọi cơ chế,
chính sách quản lý đầu tư, trong đó có rà soát lại
những văn bản pháp quy liên quan đến hội nhập
kinh tế quốc tế. Thực hiện các chính sách đồng bộ
về ưu đãi thuế, vay vốn đối với những dự án phù
hợp sự phát triển của vùng. Hoàn thiện các quy
định về thuê đất, các thủ tục về đất đai tạo điều
kiện kinh doanh an toàn, lâu dài.
Thứ hai,
từ thực tiễn về thu hút vốn FDI của
những vùng có kết quả cao như TP. Hồ Chí Minh
Tỷ trọng vốn đầu tư FDI của tỉnh Đồng Tháp
tính đến tháng 2/2016 so với cả nước chỉ chiếm
khoảng 0,083% tổng số các dự án và 0,037%
tổng số vốn, so sánh với các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, cũng chỉ ở mức 1,44%
tổng số các dự án và 0,62% tổng số vốn.