Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
59
đoạn phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ
trợ kinh phí cho các hoạt động; chuyển giao công
nghệ sản xuất sản phẩm CNHT cao, sản xuấ thử
nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đầu tư các
phòng thí nghiệm sản phẩm CNHT, nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản
xuất sản phẩm CNHT.
Bốn là,
xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN, nhất
là các nhà cung ứng CNHT thông qua thiết lập
một cơ sở dữ liệu về CNHT, thông tin về các tiêu
chuẩn kỹ thuật, công nghệ, sản xuất của từng
nhóm nước để giúp giảm tình trạng thiếu thông
tin và mở rộng giao dịch giữa nhà lắp ráp nước
ngoài và cung cấp trong nước, đồng thời, dần tạo
dựng một cơ sở dữ liệu tốt giúp giảm chi phí giao
dịch và thời gian.
Năm là,
xây dựng chương trình kết nối các DN
FDI và các DN trong nước thông qua việc tiếp tục
nâng cao hiệu quả và các chương trình kết nối như
triển lãm, hội chợ ngược, tổ chức các đoàn DN, hội
chợ... Qua đó tạo được mạng lưới, hợp tác và liên
kết kinh doanh, nâng cao vai trò của các hiệp hội
ngành nghề, tập trung hỗ trợ chuyển giao công
nghệ để đổi mới công nghệ.
Sáu là,
tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; xây dựng và nâng cao hiệu quả, mức độ lan
tỏa của các chương trình đào tạo phối hợp giữa các
công ty có vốn đầu tư ước ngoài với nhà cung cấp.
Các chương trình này nhằm mục tiêu chuyển giao
kỹ thuật cho các công ty trong nước và cũng là cơ
hội để hai bên hiểu biết học hỏi lẫn nhau.
Bảy là,
cải cách hệ thống giáo giục, dạy nghề ở
các trường phổ thông, các trường cao đẳng, công
nghiệp và các trường đại học theo hướng giảm nh
các học phần nặng tính lý thuyết, ý thức hệ, cập
nhật, kết nối với nhu cầu, các tiêu chuẩn thực tế
của các DN.
Tám là,
đổi mới hệ thống tuyển dụng lao động,
đề bạt và đãi ngộ công chức theo hướng coi trọng
chất lượng lao động (tay nghề, trình độ chuyên
môn, thái độ làm việc); giảm các tiêu chí hành
chính, chính trị để qua đó thu hút được cán bộ -
công chức, nhà quản lý, có trình độ chuyên môn
cao và nâng cao năng lực quản lý và hoạch định
chính sách.
Tài liệu tham khảo:
1. Niên giám thống kê năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang;
2. Báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang;
3. TS. Lê Xuân Sang, Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền: Chính sách thúc đẩy phát
triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam.
các DN là các DN lớn phải chuyển giao công nghệ, bí
quyết cho các DN nhỏ và vừa trong nước. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa có “chế tài” hữu hiệu để chuyển
giao công nghệ (mức độ chuyển giao là rất ít).
Thứ năm,
bản thân các DN trong nước năng lực,
tổ chức, quản lý và công nghệ vẫn còn rất hạn chế,
không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu hợp tác
kinh doanh của các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Sự thiếu hụt thông tin về các nhà cung ứng đầu
vào, phụ kiện và các công ty lớn nước ngoài cũng
khiến việc tìm kiếm, liên kết giữa các DN hết sức
khó khăn.
Thứ sáu,
sự yếu kém của CNHT còn do hệ thống
giáo giục, đào tạo nghề trong tỉnh còn nhiều yếu
kém với chất lượng thấp, không phù hợp và tụt
hậu so với yêu cầu phát triển của CNHT. Bên cạnh
đó, những yếu kém của khu vực DN nhỏ và vừa và
hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh cũng khiến
các mối liên kết khó có thể được tăng cường.
Một số định hướng và giải pháp
Trước hết,
tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức
rằng coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu
đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và các
ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp phát triển
bền vững trong dài hạn dựa trên cở sở chọn lọc,
các tiềm năng, lợi thế so sánh kết hợp với phát huy
tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế,
đặc biệt là các đối tác chiến lược – các công ty, tập
đoàn đa quốc gia; định hướng tập chung theo một
số nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa
hiệu quả cạnh tranh.
Hai là,
nghiên cứu xây dựng các cơ chế khuyến
khích tài chính hấp dẫn hơn cho đầu tư vào CNHT
đối với các DN, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư
nước ngoài (nhất là các DN có năng lực vốn lớn để
đầu tư CNHT và có mạng lưới sản xuất toàn cầu
cũng như biết rõ đặt nhà máy CNHT ở đâu, lúc nào
thì hiệu quả). Xây dựng các chương trình hỗ trợ
thực hiện cụ thể với các ngành hàng, các tổ chức
tham gia và có liên quan trong các chương trình
tài chính cho DN CNHT. Xây dựng chi tiết thủ tục
phê duyệt, cách thức phối hợp giữa các ban hành
thực hiện. Đưa ra các danh mục sản phẩm CNHT
được ưu đãi vào các văn bản pháp luật có liên quan
trong CNHT.
Ba là,
tăng cường chuyển giao công nghệ giữa
các DN, nhất là các DN trong nước và ngoài nước.
Ban hành các cơ chế hỗ trợ thích hợp từ ngân sách
nhà nước để thực hiện xúc tiến các chương trình
chuyển giao công nghệ phù hợp, hiện đại vào Bắc
Giang theo từng nhóm ngành, công nghệ và giai
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...135
Powered by FlippingBook