Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 62

60
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
của khu vực Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thuận
lợi để phát triển giao thông vận tải biển. Về hàng
không, Thanh Hoá có Sân bay Sao Vàng có thể
đưa vào mục đích dân sự trong tương lai gần.
Trên địa bàn có 19.334 km đường bộ (quốc lộ,
tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông
thôn và đường chuyên dùng), mật độ 1,7km/km2
và hầu hết đều được rải nhựa.
Hành lang lưu thông, liên kết đường bộ giữa
Thanh Hoá với các vùng trong cả nước và với
các nước lân cận và trong nội tỉnh khá thuận
lợi so với nhiều địa phương khác. Trên địa bàn
Tỉnh còn có 92 km đường sắt thuộc hệ thống
đường sắt quốc gia (Bắc - Nam) chạy dài qua 8
huyện và Thành phố Thanh Hoá với 9 ga phân
bổ đều ở các khu kinh tế và dân cư tập trung.
Mạng lưới giao thông đường biển của Thanh
Hoá cũng có những điều kiện khá thuận lợi, với
102 km bờ biển, 5 lạch cửa nối liền Thanh Hoá
với hầu hết các cảng biển của các tỉnh ven biển
Việt Nam. Hiện tại, Thanh Hoá có 2 cảng biển
lớn đó là cảng Lễ Môn (Thanh Hoá) và cảng
nước sâu Nghi Sơn. Tỉnh còn có 30 con sông lớn
nhỏ với chiều dài 1.899 km, thuộc 4 hệ thống
sông chính là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt và
sông Bạng, với khả năng khai thác vận tải 1.170
km. Hiện nay, có khoảng 360 km đường sông
được khai thác thuộc các tuyến sông lớn như
Sông Mã, Sông Chu, Đò Lèn...
Vùng biển của Tỉnh có nhiều địa điểm ven bờ
và ở các đảo có các bãi biển đ p, độ mở ra biển
Tiềm năng phát triển du lịch của Thanh Hóa
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm giai đoạn 2011-2015 đạt 11,4%, năm 2015,
Thanh Hóa có mức GDP bình quân đầu người
đạt 1.520 USD và quy mô gấp 1,7 lần so với năm
2010, xếp thứ 8 cả nước.
Thanh Hóa là vùng đất có lịch sử phát triển
lâu đời, được thiên nhiên ưu đãi, với bờ biển trải
dài và nhiều danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó,
lịch sử phát triển của địa phương đã để lại nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú
và có giá trị cao, tạo nên ưu thế nổi trội để phát
triển đa dạng các loại hình du lịch đa dạng như
du lịch biển, văn hóa, sinh thái.
Nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, phía bắc giáp
với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình,
phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía tây giáp tỉnh
Hủa Phăn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
và phía đông giáp biển Đông. Tỉnh có vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ,
có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi
với đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và
đường sắt Xuyên Việt, quốc lộ 10 chạy qua vùng
đồng bằng và ven biển của tỉnh, với đường chiến
lược 15A xuyên suốt vùng Trung du và miền núi
Thanh Hoá, đường 217 nối với nước bạn Lào; có
hệ thống sông ngòi với 4 hệ thống sông chính
gồm: Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch,
5 cửa lạch chính thông ra biển, cảng biển Nghi
Sơn tương lai trở thành cảng nước sâu cửa ngõ
VÌ SAODU LỊCHTHANHHÓA CHƯAHẤP DẪN
NHÀ ĐẦUTƯNƯỚC NGOÀI?
TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG, TS. LÊ HUY CHÍNH
- Đại học Hồng Đức
Đến cuối năm 2015, Thanh Hóa là địa phương đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), với 56 dự án lũy kế đến cuối năm 2015 giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng trên 40.000
tỷ đồng, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký của các dự án đạt khoảng 19%. Đặc biệt, Thanh Hóa cũng
là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI từ Nhật Bản, với 12 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 5,2 tỷ
USD)…Nhưng vì sao cho đến nay chưa có dự án FDI nào trong ngành du lịch của Tỉnh? Đây đang là vấn đề
đặt ra cần có lời giải. Bài viết phân tích thực trạng thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Thanh Hóa, đề
xuất một số giải pháp nh m khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này trên địa bàn Tỉnh…
Từ khóa: Du lịch, đầu tư, FDI, phát triển, địa phương, kinh tế, hội nhập.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...135
Powered by FlippingBook