74
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Chu Lai; hình thành các khu, cụm công nghiệp hỗ
trợ chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các
dự án CNHT như dệt, nhuộm… Đồng thời, khuyến
khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất CNHT ngành cơ khí chế tạo; hình thành hệ
thống DN địa phương có khả năng cung ứng cho
DN lắp ráp, đặc biệt là các DN FDI, DN lớn tại địa
phương và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thứ hai,
tỉnh cần tăng cường thu hút đầu tư vào
các lĩnh vực CNHT cơ khí đòi hỏi công nghệ cao
và hiện đại; đẩy mạnh phát triển CNHT ngành dệt
may, thu hút đầu tư các nhà máy sợi, dệt nhuộm và
sản xuất các loại phụ liệu song song với hình thành
Trung tâm dệt may tại huyện Quế Sơn.
Thứ ba,
tập trung đào tạo đội ngũ lao động kỹ
thuật cao, phát triển đào tạo các ngành nghề phục
vụ CNHT. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội
ngũ quản lý và các chủ DN kiến thức về CNHT,
chính sách và chiến lược phát triển CNHT của tỉnh
và cả nước.
Thứ tư,
Trước mắt tỉnh tập trung tăng trưởng
mạnh ở lĩnh vực CNHT ngành cơ khí chế tạo và
CNHT ngành dệt may – da giày.
Thứ năm,
quy hoạch và đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến để phục
vụ sản xuất CNHT, trong đó quan trọng nhất là cung
ứng nguyên liệu như cây bông vải… Ngành Dệt
may được coi là một trong những ngành có nhiều
lợi thế khi Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP) có hiệu lực, Quảng Nam cần đẩy
mạnh việc đầu tư vào địa bàn tỉnh những dự án
CNHT phục vụ cho ngành dệt may với quy mô lớn,
hiện đại để chủ động cung ứng nguyên phụ liệu cho
ngành may trong nước.
Thứ sáu,
cùng với những bước đi chiến lược trên,
Quảng Nam cần chú trọng ban hành các chính sách
cụ thể hơn để DN dễ tiếp cận, như: chính sách ưu
đãi về thuế, tiền thuê đất; tín dụng, sử dụng kết cấu
hạ tầng và các chính sách hỗ trợ về phát triển kết nối
thị trường, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào
tạo nguồn nhân lực…
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 1286/QĐ – UBND, ngày 24/4/2014 phê duyệt Quy hoạch
phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
2. Quyết định số 285/QĐ – UBND ngày 22/1/2014 phê duyệt Đề án phát triển
CNHT ngành dệt may trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 – 2020;
3. LinhChi(2014).Đẩymạnhpháttriểncôngnghiệphỗtrợngànhdệtmay,www.
quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=12681;
4. Nguyễn Văn Diệu (2010). Giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ
tỉnh Quảng Nam,
.
aspx?IDBaiViet=1375.
khu công nghiệp hỗ trợ dệt may đảm bảo xử lý môi
trường để kêu gọi nhà đầu tư; đồng thời đang phê
duyệt Đề án phát triển khu CNHT ngành cơ khí tại
Khu Kinh tế mở Chu Lai (huyện Núi Thành).
Bên cạnh những thành quả đạt được, nhìn tổng
thể thì phát triển CNHT của Quảng Nam còn thấp
do dung lượng thị trường nhỏ và hệ thống DN ngoài
nhà nước còn non yếu; chính sách khuyến khích ưu
đãi cho phát triển CNHT chưa cụ thể, hiệu quả nên
các DN ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này; Tỷ lệ
nội địa hóa của một số sản phẩm chưa cao….
Quảng Nam xác định trong những năm tới
ngành dệt may và sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ khí là
những ngành chủ lực của tỉnh. Thế nhưng, hiện tại
thì CNHT cung ứng nguyên phụ liệu cho các ngành
này lại thiếu và yếu. Phần lớn các DN dệt may trên
địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các
DN nước ngoài nên bị lệ thuộc về thị trường và chịu
nhiều thua thiệt hơn so với DN sản xuất làm hàng
FOB (mua đứt, bán đoạn). Giá trị xuất khẩu hàng
dệt may tuy lớn nhưng chủ yếu là hàng gia công,
giá trị gia tăng rất thấp.
Chủng loại sản phẩm CNHT Quảng Nam còn
nghèo nàn, chủ yếu vẫn là các sản phẩm dệt thô,
linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa đơn giản. Sức cạnh
tranh của sản phẩm hỗ trợ thấp, giá thành cao, chất
lượng không ổn định, thời hạn giao hàng không
đảm bảo. Hệ thống DN nhỏ và vừa nội địa, đặc
biệt là trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo hầu như
chưa hình thành. Đây là một trở ngại lớn trong
phát triển CNHT.
Mặc dù có khu kinh tế mở Chu Lai với nhiều
điều kiện ưu đãi hấp dẫn hơn các khu công nghiệp
thông thường, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh
còn hạn chế cả về số lượng và quy mô dự án. Ngay
cả trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô với sự hiện
diện và hỗ trợ rất lớn của công ty Trường Hải cho
CNHT, tỉnh hầu như chưa thu hút được DN sản
xuất linh kiện phụ tùng trong lĩnh vực này. Đối với
Quảng Nam, lĩnh vực CNHT mới được quan tâm
trong vài năm gần đây, các cơ chế hỗ trợ cho DN
CNHT từ phía tỉnh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là lĩnh
vực CNHT phục vụ trực tiếp các ngành công nghiệp
chủ lực của tỉnh.
Giải pháp đột phá để phát triển
Để khắc phục những yếu kém, hạn chế, thúc đẩy
sự phát triển ngành CNHT phục vụ hiệu quả cho
phát triển kinh tế, trong thời gian tới, Quảng Nam
cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
tập trung hoàn thành và phát triển
Trung tâm cơ khí ô tô quốc gia tại Khu Kinh tế mở