TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
77
- Xây dựng hệ thống quản lý kiến thức để lưu và
chia sẻ những kiến thức tích lũy được.
Singapore
Cách đây 22 năm, Singapore đã thành lập trường Đại
học Công nghệNanyang, giờ đây đã trở thànhmột trong
các trường hàngđầu thế giới về đào tạo hành chính công,
sư phạm và nhiều ngành kinh tế, công nghệ mũi nhọn
khác, đón tiếp nhiều học giả học viên cao cấp từ khắp nơi
trong khu vực và thế giới. Trong quá trình này, Chính
phủ Singapore rất quan tâm chú trọng tới các công việc:
Sáng tạo và quản lý sáng tạo (hoặc kích thích sáng tạo);
Công chức nhà nước và khả năng tự giác “quản lý tu
dưỡng” thông qua việc nâng cao sự hiểu biết bản thân
của tầng lớp trí thức trung, cao cấp để tiến thêm và kích
thích năng lượng sáng tạo; Đặc biệt chú ý đội ngũ công
chức nữvà công chức trung niên trở lênđể đưa ra những
chương trình phát triển tu dưỡng phù hợp.
Đ i Loan
Chính phủ nước này đã sử dụng ICT (Information
Communication Technology) làm công cụ hạt nhân
đào tạo nhân tài dài hạn phục vụ cho bộ máy chính
quyền. Từ năm 1981 - 1996, toàn bộ giáo sư đại học,
cán bộ công vụ trung, cao cấp của Chính phủ Đài
Loan được đào tạo ít nhất nửa năm tại Viện Thông
tin công nghiệp. Các kiến thức được đào tạo tập trung
vào vận dụng công nghệ thông tin, để nâng cao tính
cạnh tranh cho tổ chức và phục vụ công việc chuyên
môn. Đài Loan đã tham khảo cơ chế kiểm chứng đầu
tư vốn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và
Tiêu chuẩn ISO:10015 của nước Anh để xây dựng cơ
chế đào tạo nguồn nhân lực.
Thực tế đào tạo nguồn nhân lực của một số nước
Kinh tế tri thức là xu thế tất yếu của thế kỷ 21. Đối
với một quốc gia khi đối mặt với yêu cầu và thách
thức của thời đại kinh tế tri thức, đều cần thiết tiến
hành cải cách mạnh về khoa học công nghệ, chính
sách doanh nghiệp, chính sách giáo dục, do xã hội
kinh tế tri thức hoàn toàn không giống với xã hội
kinh tế công nghiệp. Báo cáo năng lực cạnh tranh
toàn cầu năm 2013-2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF) chỉ ra rằng, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu (GCI) được chia thành 3 giai đoạn (nhân tố động
lực, hiệu quả sản xuất và động lực sáng tạo), là chỉ số
kinh tế các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của giá
trị GDP cao hay thấp.
Các quốc gia trên thế giới có nhiều kinh nghiệm
trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ nhà nước. Cụ thể các nước như:
Hoa Kỳ
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công vụ
nhanh nhất, chính quyền các tiểu bang của Hoa Kỳ đã
thực hiện một số giải pháp:
- Cung cấp chương trình đào tạo số hóa để các công
chức có thể tiếp nhận đào tạo một cách linh hoạt, áp
dụng nhiều hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến
(từ năm 2007, các tiểu bang của Hoa Kỳ cung cấp các
khóa đào tạo trong đó 20% số tiết có thể học trực tuyến
với gần 400 chương trình đào tạo trực tuyến).
- Kết hợp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực
hiện đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo.
- Lên kế hoạch hỗ trợ phát triển nguồn lực công
chức, cung cấp những cơ hội đào tạo chuyên sâu.
BÀI HỌC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂNNGUỒNNHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO
ThS. PHẠM ĐỨC DUY
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra các yêu cầu cấp
bách về cơ chế, chính sách và các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn diện và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nh m phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia phát triển trên
thế giới có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhà nước và
đó có thể là bài học bổ ích cho Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực.
•
Từ khóa: Nguồn nhân lực, cơ cấu, kinh tế, quốc tế, hội nhập.