Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 78

76
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Việt Nam chiếm 10% - 11% GDP. Để đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, mỗi năm cần
bình quân gần 118.000 tỷ đồng, tương đương 7,4 tỷ
USD. Trong khi đó, khả năng đáp ứng vốn từ ngân
sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ chỉ tổng cộng
khoảng 2 - 3 tỷ USD. Vì vậy, việc khuyến khích đầu
tư theo hình thức công – tư (PPP) được xem là một
giải pháp tối ưu hoá. Muốn thực hiện hiệu quả hình
thức này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung vào
một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
chỉ triển khai hình thức PPP cho những
dự án phù hợp. Thông thường những dự án lớn và
phức tạp có chi phí đầu tư, bảo trì và các chi phí
khác lớn, quá trình mời thầu và quản lý điều hành
phức tạp, tốn kém. Cho nên, khi lựa chọn những dự
án để thực hiện theo hình thức PPP cần lựa chọn
những dự án trọng điểm, đóng góp cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai,
tuân thủ nguyên tắc để thương thảo
thành công hợp đồng PPP; Đảm bảo mục đích của
dự án: Mục đích chính của vụ giao dịch là để có
được dịch vụ, không phải để mua sắm tài sản; Hợp
đồng PPP là hợp đồng quan hệ đối tác, do đó, hai
bên sẽ cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và rủi ro; khi
thương thảo, hai bên cần có tinh thần hợp tác; Xác
nhận rõ về năng lực hoàn thành phần việc cam kết
của mỗi bên khi thương thảo và chuẩn bị kỹ càng về
các khái niệm liên quan.
Thứ ba,
có cơ chế phân bổ rủi ro hợp lý, hiệu quả.
Trong quan hệ đối tác, lợi ích và rủi ro cần được
phân bổ hợp lý, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
Nguyên tắc là chuyển giao rủi ro tối ưu chứ không
phải tối đa. Các rủi ro thương mại như thiết kế, xây
dựng, vận hành, tài chính được chuyển giao cho tư
nhân vì họ quản lý rủi ro này tốt hơn. Những rủi ro
về chính sách và pháp lý được giữ lại cho khu vực
công đảm nhiệm, còn rủi ro bất khả kháng thì cả hai
đối tác cùng nhau chia sẻ.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng khuôn
khổ pháp lý phù hợp, ban hành văn bản pháp luật
thống nhất hướng dẫn việc thực hiện dự án PPP
theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho địa phương,
đảm bảo tính khả thi, linh hoạt và công bằng được
tôn trọng trong suốt cả đời dự án.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Bùi Ngọc Toàn, Giáo trình lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công
trình giao thông, NXB Giao thông Vận tải, 2008;
2. PGS., TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu
tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. Ngân hàng Phát triển châu Á, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác công tư PPP, Dự án
nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (M4P), 2006.
hiện theo phương thức PPP tại các nước đang phát
triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỷ USD.
Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các DN
nhà nước. Tổng mức đầu tư trên chỉ tương đương
với 1% GDP của các nước đang phát triển trong
hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng
vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức
PPP chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số khá
khiêm tốn. Xét về vùng lãnh thổ, mô hình PPP phổ
biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20 năm qua.
Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80%
lượng vốn cam kết. Đến nay, các nước này vẫn
đang dẫn đầu thế giới.
Đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương,
mô hình này không có nhiều tiến triển. Xét về cơ
cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông
là hai ngành có tỷ trọng cao nhất. Ở các nước đang
phát triển, mô hình nhượng quyền hay thuê vận
hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ
sở pháp lý và chế tài xử lý của các cơ quan nhà nước.
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Đánh giá của WB và IMF về hiệu quả đầu tư theo
hình thức PPP trong những năm gần đây cho thấy,
Việt Nam xếp hạng thứ 134 trong tổng số 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Như vậy, hiệu quả đầu tư theo
hình thức PPP ở Việt Nam còn chưa cao, xuất phát
từ thực trạng sau:
- Về khung thể chế pháp lý:
Đến nay, Việt Nam chưa
có Luật về PPP như các nước khác. Nghị định số
15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP được
ban hành ngày 14/2/2015 mặc dù đã khắc phục được
khá nhiều nhược điểm nhưng vẫn còn thiếu hướng
dẫn cụ thể và các quy định rõ ràng giúp triển khai
hiệu quả hình thức này.
- Năng lực của cơ quan đầu mối PPP còn hạn chế:
Các cơ quan này hầu như chưa đánh giá được hiệu
quả và rủi ro của dự án cơ sở hạ tầng; thiếu kinh
nghiệm trong quá trình chuẩn bị dự án, tổ chức
đấu thầu và thiếu kỹ năng xây dựng hợp đồng.
Không chỉ vậy, năng lực đàm phán, quá trình ra
quyết định, tổ chức và giám sát quá trình triển khai
còn chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng bị nhà đầu
tư dẫn dắt theo ý mình, thậm chí còn xảy ra nhiều
tiêu cực.
- Tài chính:
Nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam
bị cắt giảm, ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn cho
phần đóng góp của Nhà nước vào các dự án PPP.
Năng lực của nhà thầu tư nhân phần nào cũng bị
ảnh hưởng tiêu cực, do suy thoái kinh tế…
Theo tính toán của Chính phủ Việt Nam, từ nay
đến năm 2020, nhu cầu vốn cho kết cấu hạ tầng của
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...135
Powered by FlippingBook