75
ích về kinh tế - xã hội lâu dài, quá trình tổ chức triển
khai chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng.
Australia
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), năm 2013, Australia là 1 trong 10
nước triển khai hình thức đầu tư PPP hiệu quả nhất
trong tổng số gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ
sở để Ausatralia đạt được kết quả trên là do Chính
phủ triển khai thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là,
xây dựng khung chính sách vững chắc
về PPP; đặc biệt là quy trình dự thầu đối với dự án
PPP rất chặt chẽ để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho
các dự án.
Hai là,
khuyến khích các sáng kiến giúp cắt giảm
chi phí chuẩn bị đấu thầu, tiết kiệm một khoản
không nhỏ cho dự án PPP.
Ba là,
tuân thủ chặt chẽ quy định về thời gian
(thời gian dự thầu trung bình cho một dự án PPP về
hạ tầng xã hội ở Australia là 17 tháng, thấp hơn so
với ở Anh (34 tháng).
Bốn là,
quá trình thực hiện các dự án PPP được
chuẩn hóa thông qua hợp đồng; giảm số lượng tài liệu
hồ sơ cần nộp khi tham gia đấu thầu các dự án PPP.
Thực tiễn tại các nước đang phát triển
Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt
đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990 và các lĩnh vực
mà khu vực tư nhân tham gia chủ yếu hiện nay
là hàng không, đường sắt, cảng biển và đặc biệt
là đường bộ. Theo số liệu thống kê của WB, trong
giai đoạn 1990-2009, đã có 4.569 dự án được thực
KINHNGHIỆMĐẦUTƯPHÁT TRIỂNHẠ TẦNG GIAOTHÔNG
THEOHÌNHTHỨC CÔNG–TƯ
ThS. NGUYỄN THÚY QUỲNH, ThS. HÀ THỊ KIM DUNG
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức công – tư (PPP) tại Việt Nam được đặt ra như một trong
những giải pháp để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ quan trọng, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là đòi hỏi
tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, khung pháp lý, thể chế cho hình thức này hoạt động hiện còn
hạn chế; Năng lực của các cơ quan đầu mối về PPP còn thiếu và yếu... Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục học tập
kinh nghiệm của các nước đi trước, triển khai hiệu quả hơn nữa hình thức này trong bối cảnh hội nhập.
•
Từ khóa: Đầu tư công, chính sách, vốn đầu tư, tư nhân, hạ tầng.
P
PP là viết tắt của cụm từ Public - Private
Partner, nghĩa là hợp tác công – tư. Theo
cắt nghĩa của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia
của khu vực tư nhân, nhưng vẫn ghi nhận và thiết
lập vai trò của Chính phủ, đảm bảo đáp ứng các
nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải
cách của khu vực Nhà nước và đầu tư công.
Kinh nghiệm từ một số nước
B i học của các nước phát triển
Hoa Kỳ
Là nước triển khai hiệu quả hình thức PPP từ
những năm 1980 với hàng trăm dự án có kinh phí
lên tới hàng trăm tỷ USD. Những giải pháp chủ yếu
đã giúp Hoa Kỳ thực hiện thành công hình thức PPP
như sau:
Thứ nhất,
xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính
sách và các công cụ điều hành hướng dẫn triển khai
mô hình PPP trên phạm vi toàn quốc; Phân quyền
cho các bang tự quyết định việc tổ chức và triển khai
mô hình PPP.
Thứ hai,
xác định cụ thể lĩnh vực, hình thức đầu
tư phù hợp. Tại Hoa Kỳ, PPP được áp dụng chủ yếu
trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, nhà ở, trường
học và bệnh viện (chiếm từ 85% - 90%). Về hình thức
đầu tư, Mỹ cho phép triển khai đa dạng các mô hình
như: Thiết kế xây dựng; thiết kế, xây dựng, tài trợ,
vận hành; thiết kế, xây dựng, tài trợ…
Thứ ba,
các dự án PPP phải là trọng điểm, có lợi
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ