Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 18

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thường xuyên trích tối đa không quá 01 tháng tiền
lương, tiền công.
Vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ,
đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp
(DN) (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều
kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không cần bao cấp;
giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm
cả trích khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước
xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản
lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các
hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán
có liên quan áp dụng cho DN.
Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như
DN, các đơn vị sự nghiệp được xác định vốn điều
lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn
ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định theo DN; quản lý doanh thu, chi phí
và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán,
thống kê như DN.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự
nghiệp trong giao dịch với bên ngoài, đặc biệt là
trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng
thời tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, Chính phủ
quy định: Đơn vị sự nghiệp công được mở tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc
Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu,
chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử
dụng NSNN. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung
vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ
sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật
chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào
Quỹ bổ sung thu nhập.
Nghị định cũng quy định, đơn vị sự nghiệp công
lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây
dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật
và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả
vốn vay, chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy
động vốn, vay vốn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính - 2015: Hội thảo “Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập”;
2. Phan Quý Phương: Thực tiễn hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
và những đề xuất đổi mới;
3. Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 16/2015/NĐ-CP; Quyết định số 695/
QĐ-TTg ngày 21/5/2015.
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc
gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác
của người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo mức chi
trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ quản lý không
quá chênh lệch so với người lao động, Nghị định
này quy định, khi phân bổ thu nhập tăng thêm thì
hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo
đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số
thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người
lao động trong đơn vị.
Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công được sử dụng
phần chênh lệch thu lớn hơn chi để trích lập các quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu
nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Chính phủ
cho phép các đơn vị được trích lập các quỹ khác
theo quy định của pháp luật sao cho phù hợp với
tình hình thực tế. Về mức trích lập, căn cứ vào mức
độ tự chủ tài chính như sau:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đơn vị
tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Trích
tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi; đơn vị
chưa tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trích
tối thiểu 15%; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên, nếu có kinh phí tiết kiệm chi và số
tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lương thực
hiện thì trích tối thiểu 5%.
- Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư được quyết định mức
trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức
trích); đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trích tối
đa không quá 3 lần quỹ tiền lương; đơn vị tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên trích tối đa không
quá 2 lần quỹ tiền lương; đơn vị được Nhà nước bảo
đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 01 lần
quỹ tiền lương.
- Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Đơn vị tự
bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị
tự bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không
quá 3 tháng tiền lương, tiền công trong năm của
đơn vị; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên trích tối đa không quá 2 tháng tiền lương,
tiền công; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi
Các đơn vị sự nghiệp công được chủ động
thực hiện các hoạt động chi tiền lương và
thu nhập tăng thêm. Khi Nhà nước điều
chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tự bảo
đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền
lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị;
NSNN không cấp bổ sung.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...135
Powered by FlippingBook