Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 19

17
tại Việt Nam, khái niệm này vẫn chưa được phân biệt
một cách rõ ràng, hầu hết Giám đốc tài chính đều
kiêm chức danh Kế toán trưởng. Trên thực thế, vai trò
của giám đốc tài chính hoàn hoàn khác với kế toán
trưởng dù cả hai đều có nền tảng kế toán và khởi
đầu bằng việc kế toán. Rất nhiều nhiệm vụ của Giám
đốc tài chính mà Kế toán trưởng không thể thực hiện
được bởi vị trí này đòi hỏi có người trình độ về các
lĩnh vực tài chính và có tầm nhìn tư duy chiến lược
tốt, nhạy bén về các khoản đầu tư của DN. Nếu như
Kế toán trưởng chỉ có chức năng ghi chép và phản
ánh các nghiệp vụ kinh tế để cho ra được sản phẩm
cuối cùng là báo cáo tài chính thì Giám đốc tài chính
lại là người sử dụng báo cáo đó để xem xét tình hình
tài chính và khả năng vận hành của DN đó. Có thể
nhìn thấy được sự khác biệt giữa Giám đốc tài chính
và Kế toán trưởng qua Hình 1.
Tổng Giám đốc (CEO)
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Giám đốc tài chính
(CFO)
tài chính (CFO)
Giám đốc sản xuất
sản xuất
Giám đốc kinh doanh
kinh doanh
Trưởng phòng TC
Kế toán trưởng
Huy động vốn
Phân phối lợi
nhuận
Kế toán
tài chính
Kế toán quản
trị
Đầu tư vốn và
quản lý sử
dụng vốn
Phân tích và
lập kế hoạch
tài chính
Lập báo cáo tài
chính
Kiểm soát
nội bộ
HÌNH 1: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP CÓ
XÁC LẬP CHỨC DANH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Thông qua sơ đồ trên cho thấy, Kế toán trưởng
chỉ quản lý tác nghiệp với nhiệm vụ chính là ghi
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Vai trò của giám đốc tài chính tại doanh nghiệp
Trong bộ máy quản lý doanh nghiệp (DN), Giám
đốc tài chính (CFO) là một vị trí hết sức quan trọng.
Đó là người đứng đầu bộ máy quản lý tài chính phụ
trách các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây
dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực tài chính, cảnh báo các nguy
cơ đối với DN thông qua phân tích tài chính và đưa
ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Giám
đốc tài chính luôn phải tìm mọi cách để mang lại lợi
ích tối đa cho cổ đông, mang lại lợi nhuận cao nhất
cho công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc tài chính cũng
rất nặng nề: Đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định
tài chính và quyết định quản lý tài sản, phân bổ ngân
sách, quản lý tín dụng, phân tích và quản trị rủi ro,
quản lý chi phí, kiểm soát nội bộ, dự báo…
Theo các chuyên gia quản trị, ở góc độ vĩ mô,
dù tầm nhìn và năng lực của giới tài chính kế toán
Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc so
với trước đây, song mức độ hoạt động của nền tài
chính trong nước, cũng như năng lực quản trị tài
chính của người Việt nói chung vẫn còn tồn tại một
khoảng cách thật sự so với thế giới. Ở góc độ DN,
vai trò quan trọng của Giám đốc tài chính ngày nay
là không thể phủ nhận được, kể cả đối với DNNVV.
Thậm chí, cho dù một DN có chiến lược phát triển
tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể
rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến
phá sản nếu không có một Giám đốc làm tốt công
tác quản trị tài chính.
Tại các quốc gia phát triển, công việc quản lý tài
chính được tách rời khỏi công việc kế toán. Tuy nhiên,
BÀNVỀVAI TRÒCỦAGIÁMĐỐCTÀI CHÍNHDOANHNGHIỆP
HOÀNG THỊ DUYÊN
- Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng
tài chính thiếu lành mạnh, dẫn đến mất khả năng thanh toán, phá sản là vai trò của Giám đốc tài chính
chưa được coi trọng. Trong khi đó, những doanh nghiệp có sử dụng Giám đốc tài chính thì hiệu quả quản
trị tài chính doanh nghiệp thường cao hơn. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập
vị trí Giám đốc tài chính trong hoạt động của mình, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm
thiểu các rủi ro tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Từ khóa: Giám đốc, tài chính, kế toán trưởng, doanh nghiệp, quản trị, ngân sách
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...135
Powered by FlippingBook