TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
23
góp phần bổ sung vào các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây, một mặt, củng cố kết quả các nghiên
cứu thực nghiệm và các lý thuyết phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
DN ở Việt Nam cũng như trên thế giới; mặt khác,
bổ sung một một nhân tố mới, làm cơ sở cho các
nghiên cứu sau này để nghiên cứu sâu hơn.
Một số đề xuất và kiến nghị
Với kết quả trên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các DN trong thời gian tới, tác giả đưa
ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất,
DN cần xây dựng cấu trúc vốn phù
hợp, cố gắng duy trì tỷ lệ nợ vì kết quả nghiên cứu
cho thấy mối tương quan dương giữa hiệu quả và
đòn bẩy. Tuy nhiên, DN cần thực hiện song song
các chính sách quản trị rủi ro tài chính tránh để
DN rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính. Bên cạnh
đó, vì chi phí sử dụng vốn có mối tương quan
âm với hiệu quả hoạt động nên DN cần tìm kiếm
nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn.
Thứ hai,
các DN cần bỏ đi quan điểm ưu niên
nam giới trong hoạt động quản lý DN, việc cân
bằng văn hóa, giới tính độ tuổi trong một DN như
các nghiên cứu gần đây là hết sức cần thiết. Kết
quả nghiên cứu trên cũng ủng hộ việc sử dụng
nhiều nữ giới hơn trong hoạt động quản lý DN
nói chung và các DN niêm yết nói riêng.
Thứ ba,
DN cần chú trong hơn trong hoạt động
nghiên cứu và phát triển, vì DN không ngừng
đổi mới và phát triển sẽ giúp DN có cơ sở hoạt
động hiệu quả hơn. Mặt khác, khi DN xây dựng
chiến lược phát triển DN theo hướng đổi mới sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nữ
giới trong vai trò quản lý DN, giúp DN hoạt động
ngày càng hiệu quả hơn nữa.
Tài liệu tham khảo:
1. Lee, James (2007). Gender Effects and Investor Reactions to the
Announcements of Top Executive Appointments. Strategic Management
Journal 28 (3): 227-241;
2. Terjesen, Sealy, Singh (2009). Women Directors on Corporate Boards: A
Review and Research Agenda. Corporate Governance: An International
Review 17 (3): 320-337;
3. Carter, Simkins, Simpson (2003). Corporate Governance, Board
Diversity, and Firm Value. Financial Review 38 (1): 33-53;
4. Dezso and Ross (2012). Does female representation in top management
improve firm performance? A panel data investigation. Strategic
Management Journal Volume 33, Issue 9, pages 1072–1089;
5. Jaccard và Turrisi (2003). Interaction Effects in Multiple Regression.
Thousand Oaks, CA: Sage Publications.
lượng đều có ý nghĩa thống kê từ 1%-10% ngoại
trừ biến quy mô DN và hệ số quảng bá không có
ý nghĩa thống kê. Các biến tuổi DN, hệ số CapEx
và lợi nhuận tương quan dương với hiệu quả hoạt
đồng, kết quả này có thể được giải thích bằng mối
tương quan dương giữa Tobin’s Q và các cơ hội
tăng trưởng (Lang, Ofek, and Stulz, 1996). Biến
đòn bẩy có tương quan dương với hiệu quả hoạt
động. Kết quả này chứng minh được một số yếu
tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động
mà DN cần xem xét.
Sau khi thêm biến tỷ lệ nữ giới trong bộ phận
quản lý, kết quả mô hình được thể hiện qua cột 2,
hệ số ước lượng thể hiện mối tương quan giữa tỷ
lệ nữ giới trong bộ phận quản lý và hiệu quả DN
là dương và bằng 0.0375 với mức ý nghĩa 1%. Hệ
số này có ý nghĩa rằng, nếu tỷ lệ nữ trong DN tăng
thêm 1% thì hiệu quả hoạt động hay hệ số Tobin’s
Q tăng lên 0.0375%.
Để kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ nữ giới
trong bộ phận quản lý và hiệu quả hoạt động có
bị ảnh hưởng do sự đổi mới trong DN hay không,
mô hình được thực hiện lại với tỷ lệ nữ giới trong
bộ phận quản lý được điều chỉnh bằng cách nhân
thêm hệ số đổi mới. Cột 3, hệ số ước lượng của biến
FEM thể hiện mối tương quan “đơn” giữa tỷ lệ nữ
giới trong bộ phận quản lý và hiệu quả hoạt động
DN, tức là mối tương quan này được xem xét khi
chiến lược DN không liên quan đến yếu tố đổi mới
vì lúc này hệ số đổi mới bằng 0 như nghiên cứu của
Jaccard và Turrisi (2003) hay Echambadi và Hess
(2007). Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số này khác
0 không có ý nghĩa thống kê. Nhưng ngược lại, hệ
số ước lượng của biến FEM điều chỉnh lại thể hiện
mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Vì thế, bài viết nhận thấy, chiến
lược công ty càng tập trung vào yếu tố đổi mới hay
nói khác hơn là tập trung nghiên cứu phát triển
thì càng nâng cao vai trò của nữ giới trong việc cải
thiện hiệu quả hoạt động của DN.
Nhằm kiểm tra độ tin cậy của mô hình, tác giả
tiến hành kiểm định các giả định của mô hình
hồi quy cho dữ liệu bảng. Thực hiện kiểm định
Breusch-Godfrey cho thấy, mô hình không có hiện
tượng tự tương quan đến bậc 2. Ngoài ra, bằng
phân tích hệ số tương quan giữa các biến, bài viết
tìm thấy hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ
hơn 0.8 nên có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng, mô
hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Nhìn chung kết
quả kiểm định chứng tỏ mô hình đa biến được thực
hiện là rất đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu này sẽ