K1 T3 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
53
Trong thời gian qua, nghiên cứu về chất lượng
công bố thông tin của tổ chức phát hành trên thị
trường chứng khoán cũng đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều quan điểm
về chất lượng công bố thông tin. Chất lượng được
xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty
cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu
tư (Patel, Sandeep A. and Dallas, George S., 2002).
Quan điểm này cũng tiếp tục được khẳng định trong
các nghiên cứu khác (Patel, Sandeep, 2002; Patel,
Sandeep and Amra Balic, 2003).
Beattie (2004) cũng đã đo lường chỉ tiêu này thông
qua đánh giá nội dung diễn giải của báo cáo theo các
đặc điểm là: Tỷ trọng lượng văn bản diễn giải và tỷ
trọng lượng văn bản có minh chứng bằng bảng biểu,
số liệu. Tính tin cậy được xác định là thông tin công
bố phải khách quan và không được điều chỉnh theo
chủ ý của chủ thể công bố thông tin. Tính tin cậy
được đo lường thông qua uy tín, thương hiệu, quy
mô, thị phần và số năm kinh nghiệm của công ty
kiểm toán độc lập. Do đó, chất lượng công bố thông
tin sẽ không chỉ được đo lường đơn giản thông qua
việc “xuất hiện” hay “không xuất hiện” mục thông
tin công bố; mà quan trọng là thông tin đó có nội
dung, có nghĩa và đáng tin cậy. Điều này phù hợp
với yêu cầu về thông tin trên góc độ người sử dụng
thông tin, mà cụ thể là nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhược
điểm của phương pháp này đó chính là chỉ tiêu đo
lường tính tin cậy. Nếu đo lường tính tin cậy của
thông tin công bố thông qua mức độ uy tín của các
công ty kiểm toán độc lập thì khó có thể áp dụng tại
các quốc gia chưa có một tổ chức hay một bộ tiêu
chí chuyên về xếp hạng tín nhiệm để có thể so sánh
hay đánh giá rõ ràng về mức độ tín nhiệm của các
đơn vị kiểm toán. Đồng thời, khi xem xét trên khía
cạnh quản trị thông tin, hoạt động công bố thông tin
có thể đáp ứng các thông tin theo yêu cầu; nhưng
những thông tin này được công bố không đúng thời
điểm, nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin công bố thì
hoạt động công bố thông tin cũng được đánh giá là
không tốt.
Nghiên cứu của Omneya H. Abdelsalem (2007) về
yếu tố thời gian của hoạt động công bố thông tin kiến
nghị nên xem xét chỉ tiêu khoảng thời gian công ty
đã sử dụng cho hoạt động công bố hơn là thời điểm
công bố của các nhóm thông tin. Khi lượng thông
tin công bố là khác nhau giữa các công ty trong một
khoảng thời gian nhất định, thì đây là một tiêu chí
tốt để có thể so sánh nỗ lực công bố thông tin giữa
các công ty. Tiêu chí đo lường này có nhược điểm là
không có tính so sánh. Nếu các công ty có tần suất
hoạt động khác nhau do đặc thù ngành nghề hay
quy mô khác nhau, lượng thông tin trong từng thời
kỳ có thể hoàn toàn khác nhau. Nếu sử dụng tiêu chí
này để đo lường rộng rãi cho các công ty có đặc điểm
ngành nghề hay quy mô khác nhau sẽ không hợp lý.
Đồng thời, tại các thị trường chứng khoán đang phát
triển, nhận thức của phần lớn các công ty niêm yết là
hoàn thành nhiệm vụ công bố, không sẵn sàng chia
sẻ thông tin, thì tiêu chí này khó có thể áp dụng được
trong đánh giá.
Laivi Laidroo (2008) cho rằng, chất lượng công
bố thông tin được đánh giá theo 6 tiêu chí là tính
giàu thông tin, tính phù hợp, tính rõ ràng, tính đặc
biệt, tần suất xuất hiện, và tính ngoài kỳ vọng. Tiêu
chí tần suất công bố được sử dụng trong đánh giá
chất lượng công bố thông tin sẽ không hợp lý, do đối
tượng đánh giá là thông tin công bố tại một thời điểm
nhất định. Men Rong (2008) và Muhamad Rusnah
(2009) cho rằng, chất lượng thông tin thể hiện thông
qua tính giàu thông tin của việc công bố và do đó
phụ thuộc vào số lượng thông tin công bố. Dựa trên
danh mục thông tin cần công bố, tác giả đánh giá
chất lượng thông tin thông qua sự xuất hiện hoặc
không xuất hiện của thông tin cần công bố. Tuy
nhiên, phương pháp cho điểm theo đầu mục thông
tin chỉ đảm bảo rằng thông tin đó được công bố chứ
không đảm bảo rằng là đầy đủ. Như vậy, nghiên cứu
sẽ không phân biệt được các công ty nghiêm túc với
thông tin được công bố đầy đủ với các công ty đối
phó với luật định và chỉ công bố thông tin mang tính
liệt kê.
Céline Michaĩlesco (2010) lại cho rằng, chất lượng
công bố thông tin có thể đánh giá với 3 tiêu chí: Tính
phù hợp; Tính tin cậy và tính rõ ràng - dễ hiểu. Tính
phù hợp được định nghĩa là trong quá trình công bố
thông tin, chủ thể công bố thông tin phải luôn chú
trọng tới nhu cầu thông tin của người sử dụng thông
tin để cung cấp thông tin phù hợp nhất. Tiêu chí này
thể hiện ý nghĩa của hoạt động công bố thông tin
là công bố những thông tin mà người sử dụng cần.
Tính rõ ràng dễ hiểu được đánh giá là khả năng
người sử dụng thông tin có thể hiểu được nội dung
trình bày thông tin công bố. Các thông tin công bố
cần được trình bày có lời văn diễn giải và có thể có
số liệu định lượng minh họa.
Thực tiễn tại Việt Nam
Thời gian qua, cơn sốt hàng trên thị trường chứng
khoán tự do (OTC) đã hạ nhiệt hơn so với thời gian
trước. Tuy vậy, những “món hàng” tốt vẫn được
nhà đầu tư săn lùng do những thông tin truyền tai
các doanh nghiệp sẽ sớm niêm yết trên sàn. Nhiều
doanh nghiệp được đánh giá tiềm năng lớn như Tập
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...94
Powered by FlippingBook