K1 T3 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
67
tính minh bạch trong việc xác định số thuế khoán
phải nộp, theo Khoản 5 và Khoản 10 Điều 6 Thông
tư 92/2015/TT-BTC quy định trách nhiệm của Chi
cục Thuế phải niêm yết công khai 2 lần, trong đó
việc công khai niêm yết lần thứ nhất chỉ nhằm mục
đích để lấy ý kiến về mức doanh thu dự kiến, mức
thu dự kiến của từng hộ kinh doanh; Lần niêm yết
thứ hai, Chi cục Thuế công khai về doanh thu và
mức thuế chính thức phải nộp.
Việc quy định như trên giúp các hộ kinh doanh
có thể tự chủ động tính toán lại quy mô kinh,
doanh thu, ngành hàng và có thể so sánh mức
doanh thu này với những hộ kinh doanh khác
cùng quy mô, doanh thu, ngành hàng trong cùng
địa bàn kinh doanh. Việc công khai niêm yết như
trên còn đảm bảo hạn chế sự dàn xếp, sự móc nối
của hộ kinh doanh với cán bộ thuế trong việc thỏa
thuận ngầm mức thuế khoán phải nộp nhỏ hơn
doanh thu thực tế.
Thứ hai,
tài liệu niêm yết công khai của hộ kinh
doanh theo phương pháp khoán phải gửi tới HĐND,
Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
Trước đây không có quy định nào bắt buộc cơ
quan thuế phải gửi tài liệu niêm yết công khai tới
các cơ quan nói trên. Theo Khoản 5 và Khoản 10
Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định rõ trách nhiệm
của Chi cục Thuế thì phải gửi tài liệu niêm yết công
khai tới HĐND, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện,
xã, phường, thị trấn. Việc quy định như vậy nhằm
mục đích: Tăng cường sự giám sát của người dân,
cơ quan nhà nước tại địa phương; Tăng cường sự
chỉ đạo của HĐND, chính quyền địa phương, các tổ
chức chính trị xã hội trên địa bàn trong việc xác định
số thuế khoán, thu thuế trên địa bàn.
Thứ ba,
tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh có quy mô kinh doanh lớn nhằm tạo ra sự
bình đẳng đối với các chủ thể kinh doanh có cùng
quy mô và tạo ra sự tự nguyện trong tuân thủ pháp
luật thuế.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
thì nếu hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động thì
bắt buộc phải thành lập DN (DN). Theo quy định
tại Khoản 12 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì
trong trường hợp hộ kinh doanh chưa thành lập
DN khi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì cơ quan
thuế ấn định thuế quy định của pháp luật về quản lý
thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán, đồng thời lập danh sách những hộ này
gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh. Sau
đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hộ kinh
doanh bắt buộc phải đăng ký ở cấp Tỉnh để thành
lập DN. Trong thời gian hộ kinh doanh chưa chuyển
thành DN, cơ quan thuế sẽ tiến hành xây dựng bộ
tiêu chí rủi ro đối với đối tượng này theo từng đối
tượng, địa bàn quản lý. Việc quy định như trên là
hợp lý, bởi vì:
(1) Thông thường những hộ kinh doanh có sử
dụng từ 10 lao động trở lên là những hộ có vốn
đầu tư kinh doanh lớn, có khi lớn hơn nhiều lần so
với DN cùng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên
nhờ những ưu đãi mà Nhà nước dành cho hộ kinh
doanh nên họ không muốn chuyển thành DN. Do
vậy, phải bắt buộc họ thành lập DN để xác lập quy
trình quản lý thuế bình đẳng với các chủ thể kinh
doanh khác có cùng quy mô, ngành nghề.
(2) Theo quy định hiện nay, khi tiến hành hành
vi kinh doanh, hộ kinh doanh theo phương pháp
khoán có thể hoặc không sử dụng hóa đơn (lẻ hoặc
quyển). Hộ kinh doanh có quy mô lớn thường có
những khách hàng lớn là DN, trong quá trình giao
dịch họ phải xuất hóa đơn cho DN để khấu trừ chi
phí đầu vào. Do vậy, cần phải quản lý chặt chẽ việc
sử dụng hóa đơn chứng từ của hộ kinh doanh.
(3) Sự tự nguyện tuân thủ thuế là một trong
những tiêu chí quyết định tới việc cơ quan thuế có
đưa một hộ kinh doanh vào diện quản lý rủi ro về
thuế hay không. Khi chuyển từ thuế khoán (hộ kinh
doanh) sang tự tính, tự khai, tự nộp thuế (DN) thì
tự căn cứ vào doanh thu để tính, khai, nộp thuế chứ
không còn phụ thuộc vào sự ấn định của cơ quan
thuế. Điều này tăng cường tính tự giác, tự chấp
hành các quy định của pháp luật về thuế đồng thời
tăng cường tính tuân thủ pháp luật về thuế của hộ
kinh doanh. Nếu không tự thực hiện đầy đủ những
quy định đó, chắc chắn hộ kinh doanh sẽ được đưa
vào các kế hoạch kiểm tra thuế và thanh tra thuế
hàng năm.
Sau hơn một năm từ thời điểm ban hành cho tới
nay, về cơ bản hành lang pháp lý về quản lý thuế đối
với hộ kinh doanh đã hoàn thiện, giúp Nhà nước
thực hiện được mục đích động viên nguồn thu ngân
sách từ hộ kinh doanh. Đồng thời, giúp các cơ quan
quản lý thuế có thể dễ dàng quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh và là căn cứ để cơ quan thuế tiến hành
thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với những hành
vi trốn thuế, gian lận thuế. Tuy đạt được những
thành tựu trên, trong quá trình thực hiện còn một
số vướng mắc như sau cần hoàn thiện hơn trong
thừoi gian tới:
Thứ nhất,
quy định đăng ký kinh doanh tách rời
đăng ký thuế dẫn tới một số hộ kinh doanh cố tình
không đi đăng ký thuế, dẫn tới tình trạng chênh lệch
giữa số hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh và số hộ
đăng ký thuế.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...94
Powered by FlippingBook