K1 T3 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
63
năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở DN
để có thể quyết định có nên để nhà quản trị tiếp tục
điều hành DN hay không.
- Đối với các cổ đông và nhà đầu tư nhỏ lẻ: Các
cổ đông lớn hay nhà đầu tư nhỏ lẻ luôn đặt câu hỏi:
Đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và
thời gian ngắn nhất, có tiềm năng tăng trưởng tốt
nhất, để đồng tiền mình bỏ ra có khả năng sinh lớn
nhanh nhất? Do vậy, trước khi ra các quyết định đầu
tư, họ cần rất nhiều thông tin về tình hình tài chính
của DN để nghiên cứu, phân tích trước khi quyết
định có nên bỏ vốn vào DN nào đó hay không.
- Đối với các nhà cho vay:
Trước khi đưa ra quyết
định có cho vay vốn hay không, các tổ chức tín
dụng luôn đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán,
trả nợ của DN; về triển vọng, khả năng sinh lợi của
dự án mà DN thực hiện… Thông qua các BCTC đã
được kiểm toán, bảng cân đối kế toán, các tổ chức
tín dụng dựa vào đó để phân tích các yêu cầu trên
trước khi đưa ra cho vay.
- Đối với các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ:
Trước
khi cung cấp hàng hóa, thông qua các thông tin kế
toán, các đối tác cung cấp dịch vụ luôn muốn tìm
hiểu về tiềm lực của đối tác, thông qua các tiêu chí
như: khả năng tiêu thụ, khả năng thanh toán công
nợ của DN.
- Đối với cơ quan quản lý:
Các cơ quan quản lý cần
số liệu kế toán của các đơn vị, các DN để tổng hợp
cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích,
đánh giá, nhằm định ra các chính sách kinh tế thích
hợp, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành
kinh tế vĩ mô. Cơ quan thuế, cần dựa vào tài liệu
do kế toán cung cấp để xác định thuế, thuế tiêu thụ
đặc biệt và biết được các đơn vị hay các DN có thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không.
Chất lượng thông tin kế toán
trong bối cảnh hội nhập
Trong những năm gần đây, tình trạng gian lận
trong BCTC xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới,
tiêu biểu có các vụ việc của các tên tuổi như: Enron,
WorldCom, Health South, Tyco International,
Olympus... gây ra thiệt hại tài chính rất lớn đối với
các nhà đầu tư và kéo theo hệ luỵ tai hại là sự phá
sản của không ít các DN, tập đoàn lớn. Do vậy, vấn
đề chất lượng thông tin kế toán đang được quan
tâm hàng đầu trong hoạt động quản trị.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng hiện nay, với mục tiêu đưa lĩnh vực
kế toán, kiểm toán và tài chính Việt Nam tiếp cận
gần nhất với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chất
lượng thông tin kế toán cũng ngày càng được chú
trọng. Cụ thể, một trong những nhiệm vụ quan trọng
mà Chiến lược Kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 được Chính phủ đề ra đó là nâng cao chất
lượng hệ thống thông tin kinh tế - tài chính - ngân
sách thông qua việc hoàn thiện và nghiêm túc thực
thi các văn bản Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc
lập; Cập nhật, hoàn thiện các hệ thống chuẩn mực kế
toán, kiểm toán phù hợp với sự đổi mới của chuẩn
mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế
thị trường của Việt Nam; Hoàn thiện và tạo lập đầy
đủ khuôn khổ pháp lý về kiểm tra thực thi pháp luật
kế toán, kiểm toán; về quản lý, giám sát hoạt động
cũng như thị trường kế toán, kiểm toán. Đồng thời,
tăng cường quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán
trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường lực
lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm
toán của Bộ Tài chính; Nâng cao chất lượng quản lý
nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự kết
hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức nghề nghiệp; Thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm
tra, giám sát của Nhà nước đối với chất lượng công
tác kế toán, kiểm toán thông tin trên BCTC của các
đơn vị, DN, tổ chức, qua đó nhằm tăng cường giám
sát chất lượng BCTC, đảm bảo tính trung thực, hợp
lý, minh bạch, xử lý nghiêm các sai phạm về lập và
trình bày BCTC.
Bên cạnh đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cũng
đặt ra các yêu cầu cơ bản đối với chất lượng thông
tin kế toán, cụ thể:
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán
phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng
chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về
hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp
vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế,
không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép và
báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải
được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước
thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kết toán trình
bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người
sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong
BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán
cần được tính toán và trình bày nhất quán. Trường
hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần
thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh
và đánh giá.
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...94
Powered by FlippingBook