K1 T3 - page 67

69
một ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư
phát triển. Theo đó, Trung Quốc đã đề ra phương
châm là tăng cường đưa khách du lịch quốc tế vào,
khuyến khích du lịch nội địa và đưa khách du lịch
ra nước ngoài một cách vừa phải. Để thu hút du
khách quốc tế và nội địa, ngành Du lịch Trung
Quốc đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo,
đa dạng với các chủ đề được sắp xếp theo từng
năm. Hàng năm, Trung Quốc đón hàng chục triệu
lượt khách du lịch quốc tế và đạt doanh thu hàng
chục tỷ USD.
Thứ hai,
xây dựng kế hoạch phát triển du lịch
phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ.
Từ năm 1965 đến nay, Chính phủ Singapore
đã xây dựng và thực hiện thành công 6 kế hoạch
phát triển du lịch khác nhau: “Kế hoạch Du lịch
Singapore” (năm 1968); “Kế hoạch Phát triển du
lịch” (năm 1986); “Kế hoạch Phát triển chiến lược”
(năm 1993); “Du lịch 21” (năm 1996); “Du lịch 2015”
(năm 2005); “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).
Tương tự, Malaysia có “Kế hoạch chuyển đổi
du lịch đến năm 2020”. Trong chiến lược chung của
Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch xây
dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến
năm 2020 tập trung vào thị trường có khả năng chi
trả cao, đẩy mạnh tiêu dùng của khách du lịch.
Thứ ba,
ngành Du lịch của các nước Singapore và
Indonesia đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch
phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước, có chính
sách đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là đầu tư
về hạ tầng cơ sở cho du lịch.
Trong Kế hoạch “Du lịch 2015”, Singapore tập
trung phát triển các thị trường du lịch chính với
phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore
và trở thành một điểm du lịch “phải đến”.
Theo đó, nước này đã cải thiện chất lượng dịch
Kinh nghiệm phát triển
kinh tế du lịch ở một số quốc gia
Thứ nhất,
xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế du lịch vùng, phát huy lợi thế, tiềm năng vùng,
miền để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch.
Đối với Singapore, Chính phủ nước này coi
trọng việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trong chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia. Nước này đã xây dựng chiến lược ưu tiên
phát triển kinh tế du lịch thông qua một hệ thống
cơ chế chính sách đồng bộ để có thể huy động
mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển
nhanh và bền vững. Hơn nữa, hệ thống chính
sách này dựa trên những đặc trưng của du lịch là
ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên
vùng, miền và có tính xã hội hóa cao, mang tính
toàn cầu; đồng thời, thích ứng với hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử, văn hóa và tận dụng được thời cơ, thế
mạnh ở từng thời điểm trên mỗi vùng, miền của
đất nước Singapore.
Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch là
Bài học từphát triểnkinhtế du lịchởmột sốnước
ThS. Đoàn Thị Trang
- Học viện Phụ nữ Việt Nam
Các nước Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia là những nước có thế mạnh về
kinh tế du lịch và đóng vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới. Từ kinh nghiệm phát triển
kinh tế du lịch ở các nước trên có thể rút ra một số bài học hữu ích cho Việt Nam trong phát triển du
lịch trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch, kinh tế, du lịch sinh thái
Thailand, Singapore, China, Indonesia
and Malaysia are the strong countries in
terms of tourism economics both regional and
international. Lessons from these countries
may be applicable to Vietnam in developing
tourism for coming period.
Keywords: Tourism economics, tourism products,
economics, eco-tourism
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...94
Powered by FlippingBook