K1 T3 - page 58

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tăng vọt lên hơn 7 triệu đơn vị, tương đương 23%
khối lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. Kết
thúc phiên giao dịch ngày 17/6, thị giá MTM chỉ
còn 2.600 đồng/cổ phần, giảm tới 75% so với giá
chào sàn chỉ cách đây 2 tháng. Điều này có nghĩa
NĐT nào mua cổ phiếu MTM thì đã “bay hơi”
¾ giá trị tài sản. Trong khi đó, từ khi được niêm
yết cho đến trước khi bị ngừng giao dịch, đã có
nhiều thông tin bất ổn về doanh nghiệp (DN) này
như: Công ty bị cho là ngừng hoạt động, trụ sở
công ty chỉ là quán ăn, sự thay đổi hàng loạt về
nhân sự lãnh đạo công ty. Câu hỏi mà NĐT đặt
ra là tại sao một doanh nghiệp có nhiều vấn đề
đến như vậy vẫn có thể niêm yết trên sàn Upcom
trong hai tháng, trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước ở đâu trong việc thẩm định và giám sát
các doanh nghiệp trên sàn Upcom. Rõ ràng ở đây
đã có một sự bất ổn trong cơ chế bảo vệ các NĐT
trên TTCK nói chung và TTCK chưa niêm yết nói
riêng. Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đâu tư
đã bị xâm phạm mà nguyên nhân chính là do hệ
thống các quy định pháp luật bảo vệ NĐT còn
chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả.
Khi xem xét đến hệ thống các quy định pháp
luật về bảo vệ NĐT trên TTCK Việt Nam có thể
thấy có một số vấn đề như sau:
Một là,
các quy định pháp luật nằm rải rác trong
nhiều các văn bản pháp luật khác nhau như Luật
Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, các văn bản
dưới luật như thông tư, các quyết định… các quy
định này đôi lúc còn chồng chéo, thiếu sự thống
nhất, đồng bộ. Việc xây dựng và ban hành một văn
bản pháp luật thống nhất về bảo vệ nhà đâu tư
giúp tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động
này được diễn ra minh bạch và hiệu quả hơn thế
còn tạo tiền đề cho sự ra đời của các Quỹ bảo vệ
NĐT – một trong những biện pháp khắc phục cuối
cùng khi quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT bị
xâm phạm.
Hai là,
các quy định về bảo vệ NĐT của Việt
Nam mới chỉ dừng lại ở việc phù hợp với điều
chỉnh các hành vi xảy ra trên thị trường trong
nước mà thiếu đi sự tương thích với các thông
lệ quốc tế, mà đặc biệt là theo các mục tiêu
và nguyên tắc do Tổ chức Quốc tế các Ủy ban
Chứng khoán (IOSCO) khuyến nghị. IOSCO đã
thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu tại nhiều
nước có TTCK phát triển trên thế giới để xây
dựng và ban hành các bộ nguyên tắc, thông lệ
tốt nhất trong quản lý và phát triển thị trường.
Trong đó, mục tiêu quản lý mà IOSCO khuyến
nghị cho các cơ quan quản lý TTCK thành viên là
“xây dựng một thị trường công bằng, minh bạch,
bảo vệ NĐT và giảm rủi ro hệ thống”. Để thực
hiện mục tiêu này cần xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật chứng khoán chặt chẽ và nghiêm
minh, trao thẩm quyền rộng để điều tra và xử lý
các vi phạm pháp luật chứng khoán cho cơ quan
quản lý thị trường, đưa ra được những chế tài
đủ mạnh đối với các hành vi gian lận, giao dịch
không công bằng, yêu cầu công bố thông tin đầy
đủ, minh bạch, thực hiện quản trị công ty, quản
trị rủi ro tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các
quy định pháp luật về những vấn đề này vẫn còn
nhiều vấn đề cần xem xét. Ví dụ, liên quan đến
thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực chứng khoán, hiện nay Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước mới được áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính trong khi đó với các vụ việc vi
phạm chứng khoán nghiêm trọng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nhưng Ủy ban chứng khoán
nhà nước lại không có thẩm quyền tham gia khởi
tố điều tra. Ngay trong chính các quy định của
Luật Chứng khoán cũng còn thiếu các quy định
liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước trong yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến các đối tượng có dấu hiệu vi phạm; yêu cầu
các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về giao
dịch tài khoản ngân hàng của đối tượng có dấu
hiệu vi phạm; quyền triệu tập tổ chức cá nhân đó
đến làm việc để làm rõ hành vi vi phạm… Trong
khi đó theo thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc
của IOSCO thì các cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán đều có được những quyền hạn này.
Ngay trong nguyên tắc số 8 của Bộ quy tắc quản
lý TTCK 2003, IOSCO cũng đã khẳng định “Cơ
quan quản lý nên có quyền yêu cầu cung cấp các
thông tin hoặc thực hiện thanh tra hoạt động
kinh doanh bất cứ khi nào tin rằng điều đó là
cần thiết để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn có liên
quan. Những nghi ngờ về một hành vi vi phạm
Các vụ việc vi phạm chứng khoán nghiêm
trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng
Ủy ban chứng khoán Nhà nước lại không có
thẩm quyền tham gia khởi tố điều tra. Ngay
trong chính các quy định của Luật Chứng
khoán cũng còn thiếu các quy định liên quan
đến thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước trong yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến các đối tượng có dấu hiệu vi phạm.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...94
Powered by FlippingBook