K1 T3 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
65
chất lượng thông tin còn tập trung chủ yếu vào các
tiêu chuẩn đảm bảo sự an toàn, bảo mật và sẵn sàng
sử dụng của thông tin đối với người sử dụng.
Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự
phát triển như vũ bão của CNTT đặt ra đòi hỏi về
việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong
hoạt động của DN. Thực tế hoạt động của DN cho
thấy, cần chú ý một số nội dung sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết
thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
và kiểm toán. Cơ quan quản lý phải có hướng dẫn
chi tiết về những quy định trong chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, đồng thời phải
đảm bảo tính thống nhất giữa Nghị định của Chính
phủ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngoài
ra, hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn đạo đức
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phải tiếp tục hoàn
thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hai là,
chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn
thiện theo nguyên tắc “coi trong nội dung bản
chất hơn hình thức” trong việc hướng dẫn ghi
nhận và trình bày thông tin kế toán. Hiện nay,
Luật Kế toán 2015 cũng quy định rõ, việc lập và
trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản
chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của
giao dịch. Theo các chuyên gia kế toán, “Coi trọng
bản chất hơn hình thức” thuộc nhóm đặc tính về
đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán theo như
quy định trong Khuôn mẫu của Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng
và tính hữu dụng của thông tin kế toán cung cấp
cho các đối tượng sử dụng thông tin qua báo cáo
tài chính của DN.
Ba là,
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt
động kế toán để đáp ứng được các quy định của
pháp luật nói chung và gắn liền với việc nâng cao
chất lượng thông tin kế toán nói riêng. Chẳng hạn,
đối với việc sửa chữa, điều chỉnh sổ kế toán, BCTC
khi phát hiện sai sót trọng yếu từ những năm trước
cần phải điều chỉnh hồi tố khi đơn vị kế toán áp
dụng phần mềm kế toán, thì đơn vị cung cấp thiết
kế phần mềm kế toán phải xây dựng được tính
năng hoặc cơ chế kiểm soát “Dấu vết điều chỉnh,
sửa chữa”.
Bốn là,
khuyến khích kế toán viên nâng cao ý
thức trách nhiệm và đạo đức theo chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên,
kiểm toán viên trong DN tham gia vào việc lập
và báo cáo thông tin có thể được công bố ra công
chúng hoặc được đối tượng khác trong và ngoài
DN sử dụng. Thông tin này có thể bao gồm thông
tin tài chính hoặc thông tin quản lý. Do vậy, họ
phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung
thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề
nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến
lập và trình bày thông tin để các thông tin này được
hiểu đúng bản chất. Phải đảm bảo rằng BCTC đó
được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực
và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và
trình bày BCTC được áp dụng. Kế toán viên, kiểm
toán viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức
cơ bản về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu
kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải
thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan
hệ chuyên môn và kinh doanh.
Năm là,
tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán trong
tình hình mới. Trong đó, chương trình đào tạo kế
toán - kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng
cần chủ động cập nhật theo những thay đổi của
chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thừa nhận. Bên
cạnh đó, các trường đại học cũng cần có cách thức
để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích, phán
đoán giao dịch, vận dụng nguyên tắc kế toán, ứng
dụng CNTT để xử lý và trình bày thông tin một
cách linh hoạt, đảm bảo tính thích hợp, tin cậy và
tính có thể so sánh được.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13;
2. Chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 về việc
phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
3. Bộ Tài chính, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam;
4. ThS. Trần Hải Long (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế
toán trong quá trình hội nhập, Đại học Thương mại;
5. PGS., TS. Chúc Anh Tú (2015), Thông tin kế toán hữu ích trong điều kiện
ứng dụng CNTT; Tạp chí Tài chính số tháng 2/2015;
6. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng
chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng ERP tại các doanh
nghiệp Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
7. TS. Bùi Thị Thu Hương, ThS. Bùi Tố Quyên (2016), Áp dụng nguyên tắc “coi
trọng nội dung bản chất hơn hình thức” trong kế toán, Tạp chí Tài chính
số 11/2016.
Luật Kế toán sửa đổi 2015 đã đề cập nhiều hơn
tới các quy định ứng dụng công nghệ thông tin
vào lĩnh vực kế toán như: Quy định về chứng từ
điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử, lập và lưu
trữ chứng từ kế toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và
lưu trữ sổ kế toán, chữa sổ kế toán… đáp ứng
được đòi hỏi thực tế.
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...94
Powered by FlippingBook