K1 T3 - page 62

64
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Theo Nguyễn Bích Liên (2012), Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng chuẩn mực
kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Chuẩn mực kế
toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là
chất lượng thông tin kế toán đồng nghĩa với chất
lượng BCTC. Nghĩa là làm sao để giải thích tình
hình tài chính DN rõ ràng, phù hợp, tin cậy dễ hiểu
với người sử dụng nhằm giúp họ đưa ra các đánh
giá và dự đoán tình hình tài chính DN về các vấn đề
nguồn lực DN, kết quả hoạt động kinh doanh hay
dự đoán về thời gian và tính không chắc chắn của
dòng tiền và các nghĩa vụ với các nguồn lực DN.
Từ đó, các đối tượng sử dụng này đưa ra các quyết
định kinh tế phù hợp. Trong đó, các tiêu chuẩn chất
lượng thông tin chủ yếu tập trung vào các nội dung:
chính xác, đầy đủ, có thực, kịp thời, thích hợp (liên
quan tới nội dung thông tin); nhất quán, khách
quan (liên quan tới phương pháp ghi nhận và xử
lý thông tin); có thể hiểu được (liên quan tới trình
bày thông tin).
Chất lượng thông tin kế toán
trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin
Luật Kế toán sửa đổi 2015 đã đề cập nhiều hơn
tới các quy định ứng dụng CNTT vào lĩnh vực kế
toán như: Quy định về chứng từ điện tử, chữ ký
trên chứng từ điện tử, lập và lưu trữ chứng từ kế
toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán,
chữa sổ kế toán… đáp ứng được đòi hỏi thực tế
trong bối cảnh CNTT ngày càng có vai trò quan
trọng trong các hoạt động kinh tế, trong đó có lĩnh
vực kế toán.
Có thể nói, CNTT đã thay đổi và tác động rất
nhiều đến công tác tổ chức kế toán nói chung và
chất lượng thông tin kế toán nói riêng. Bởi trong
môi trường ứng dụng CNTT, chất lượng thông tin
kế toán ngoài việc đề cập đến các vấn đề chung, còn
chú trọng tới các khía cạnh liên quan như vấn đề về
tin cậy của thông tin hay vấn đề gian lận thông tin,
an toàn thông tin, sẵn sàng của thông tin.
Theo quy định về Các mục tiêu kiểm soát thông
tin và công nghệ liên quan (COBIT) do Hiệp hội về
kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA)
ban hành năm 1996, chất lượng thông tin kế toán
được đánh giá qua 7 tiêu chuẩn gồm: Hữu hiệu
(nếu phù hợp với yêu cầu xử lý kinh doanh của
người sử dụng; Đáp ứng kịp thời, chính xác trong
tính toán số học, nhất quán phương pháp tính toán
theo những phương pháp kế toán đã chọn lựa và
hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế theo đúng
các phương pháp kế toán lựa chọn); Hiệu quả (đảm
bảo sử dụng các nguồn lực trong quá trình thu thập,
xử lý, tạo thông tin nhằm đảm bảo hiệu quả và kinh
tế nhất; Bảo mật (Đảm bảo thông tin được bảo vệ
nhằm tránh việc truy cập như xem, sửa, thêm vào,
hủy hay công bố sử dụng không được phép); Toàn
vẹn (tính chính xác và đầy đủ cũng như hợp lệ của
thông tin phù hợp với nghiệp vụ kinh tế nhằm đảm
bảo các dữ liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu chính xác
và tin cậy được); Sẵn sàng (sẵn sàng đáp ứng phục
vụ cho xử lý kinh doanh hiện tại và tương lai); Tuân
thủ (thông tin phải phù hợp luật pháp công, chính
sách hoặc các tiêu chuẩn xử lý kinh doanh); Đáng
tin cậy (yêu cầu cung cấp đủ thông tin thích hợp
cho quản lý điều hành hoạt động DN và thực thi các
trách nhiệm liên quan trong lập báo cáo).
Theo Chúc Anh Tú (2015), khác với kế toán thủ
công, thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng
CNTT có những đặc thù nhất định trong toàn bộ
quy trình xử lý thông tin. Theo đó, đối với khâu
thu thập, thu nhận thông tin thì kế toán chỉ cần phải
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
vào các phần mềm kế toán thông qua các thao tác
với giao diện nhập liệu phù hợp để làm cơ sở cho
phần mềm thực hiện xử lý ở những khâu tiếp theo.
Đối với khâu xử lý thông tin kế toán, chỉ cần thực
hiện các thao tác nhất định như tính giá trị tài sản,
các nghiệp vụ cuối kỳ sẽ được kết quả là các sổ kế
toán và các báo cáo kế toán liên quan. Trong khi đó,
khâu phân tích và cung cấp thông tin kế toán tương
tự như kế toán thủ công.
Thực tế hiện nay, trong thời đại áp dụng CNTT
thì cách thức biểu hiện thông tin kế toán có thể khác
nhau về mức độ thể hiện, thời gian thể hiện và hình
thức thể hiện. Theo Nguyễn Bích Liên (2012), chất
lượng thông tin không chỉ dừng ở việc đáp ứng bản
chất, bối cảnh và biểu hiện của thông tin mà vấn đề
truy cập an toàn thông tin rất quan trọng. Nếu thông
tin không thể truy cập và không an toàn thì bản chất
thông tin cũng không thể đáp ứng được, hay nói
cách khác nếu chất lượng cung cấp dịch vụ thông tin
không tin cậy và không thực hiện được thì sản phẩm
thông tin cũng trở thành vô ích vì không thể thực
hiện được. Như vậy, ngoài các tiêu chuẩn đảm bảo
nội dung thông tin chính xác, đầy đủ thì tiêu chuẩn
Theo quy định về các mục tiêu kiểm soát thông
tin và công nghệ liên quan do Hiệp hội về kiểm
soát và kiểm toán hệ thống thông tin ban hành
năm 1996, chất lượng thông tin kế toán được
đánh giá qua 7 tiêu chuẩn gồm: Hữu hiệu, hiệu
quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ và
đáng tin cậy.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...94
Powered by FlippingBook