K1 T3 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
79
(DN) logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện
có khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt
động, bao gồm cả DN có vốn nước ngoài. Các
DN cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu
hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Tuy nhiên, vẫn có những DN lớn như: Công ty
Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài
Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht...
Về thị trường, khoảng 52% công ty cung cấp
dịch vụ logistics nước ta có quan hệ làm ăn với thị
trường Hoa Kỳ, 47% với Liên minh châu Âu (EU),
63% với các nước ASEAN, 57% với thị trường
Nhật Bản, 49% với thị trường Trung Quốc và 43%
với thị trường Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ngành Logistics hiện đang phải đối
diện với không ít thách thức. Thống kê cho thấy,
DN logistics nội chiếm hơn 80% tổng số DN kinh
doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, song hầu
hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong
lãnh thổ Việt Nam như: Dịch vụ giao nhận, cho
thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ
và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt
động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do
thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm
trách.
Một thách thức khác đặt ra là theo cam kết của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2014,
hầu hết được dỡ bỏ, cho các DN nước ngoài gia
nhập thị trường với mức vốn 100%. Bên cạnh đó,
chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25%
GDP/năm, cao hơn nhiều so với các nước như
Trung Quốc hay Thái Lan, gây lãng phí nhiều
nguồn lực trong nước. Tình trạng thiếu đồng bộ
Thực trạng ngành Logistics của Việt Nam
Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô
khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của
cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
Dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 -
20%/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ
phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN
sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ
phát triển hàng năm đạt từ 16 - 20%, đây là một
trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và
ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.
Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp
Nâng caonăng lực cạnhtranh
và phát triểndịchvụ logistics Việt Nam
ThS. Lê Thị Thanh Huyền -
Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng
Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Đây được
coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời
gian tới với mục tiêu đến năm 2025, logistics sẽ trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu
tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước cũng như của từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Từ khóa: Dịch vụ logistics, thủ tục hải quan, kết cấu hạ tầng, hạ tầng logistics
The Prime Minister signed and passed the
Decision No-200/QD-TTg dated 14/2/2017
approving Action Plan on improving
competitiveness and developing logistics
service in Vietnam. This is the legal basis for
further development of Vietnam’s logistics, it is
targeted that by 2025, Vietnam’s logistics will
become an important service in the national
economy which plays a role to support, link
and strengthen both national and local socio-
economic development and contributes to
improve the economy competitiveness.
Keywords: Logistics service, customs procedure,
infrastructure, logistics infrastructure
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...94
Powered by FlippingBook