K1 T3 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
của kết cấu hạ tầng cho ngành Logistics đã hạn
chế sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là
chưa kể vấn đề hệ thống pháp luật vẫn còn chưa
thật sự rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo. Vẫn
chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ, thống nhất
giữa các cơ quan quản lý liên quan.
Giải pháp phát triển
dịch vụ logistics thời gian tới
Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ
trọng đóng góp của ngành Dịch vụ logistics vào
GDP đạt từ 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch
vụ đạt từ 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics đạt từ 50% - 60%, chi phí logistics giảm
xuống từ 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số
năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt
thứ 50 trở lên. Để hiện thực hoá các mục tiêu cần
bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế
hoạch hành động, trong đó cần chú trọng một số
giải pháp trọng tâm sau:
Một là,
hoàn thiện chính sách pháp luật về
logistics. Theo đó, bổ sung, sửa đổi nội dung về
dịch vụ logistics trong Luật Thương mại nhằm
cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics;
Kiến nghị sửa đổi, ban hành mới các chính sách,
pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải
đa phương thức, vận tải xuyên biên giới; Rà soát
các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO,
ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA)
nhằm kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh
xung đột trong cam kết về logistics tại các diễn
đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế
về logistics với pháp luật trong nước. Xây dựng
phương án đàm phán cam kết về dịch vụ logistics
tại các FTA trong tương lai.
Hai là,
hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics. Rà
soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng
bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải,
đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông,
vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập
khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm
logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng
thể thống nhất. Ban hành chính sách nhằm thu
hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào
lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ
tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics
với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á
và các khu vực khác trên thế giới.
Ba là,
nâng cao năng lực DN và chất lượng
dịch vụ. Khuyến khích DN trong một số ngành
áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên
tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong
đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics
trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và
các công nghệ mới trong logistics; Khuyến khích
một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng
hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng
logistics; Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ
kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội
hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics; Hỗ
trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics,
tiến tới đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ
logistics; Hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán,
ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên
quan đến hoạt động logistics…
Bốn là,
phát triển thị trường dịch vụ logistics.
Chủ động đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ,
triển lãm quốc tế về logistics; Tham gia các hội
chợ, triển lãm quốc tế về logistics; Tổ chức các
đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn
DN nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu
tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics; Tăng
cường liên kết với các hiệp hội và DN dịch vụ
logistics khu vực ASEAN và trên thế giới; Thu hút
đông đảo DN logistics nước ngoài đến làm ăn,
hợp tác với DN Việt Nam…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2017), Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế
hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ
logistics Việt Nam;
2. Nguyễn Duy Minh (2016), Ngành dịch vụ logistics trước yêu cầu hội
nhập sâu rộng của Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải tháng 6/2016;
3. Bạch Dương (2017), “Bước đột phá phát triển logistics” đón đầu các FTA
thế hệ mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam;
4. Toàn cảnh Diễn đàn Logistics Việt Nam 2016, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của
ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 8% -
10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt từ 15%
- 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt
từ 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống từ
16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực
quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50
trở lên.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...94
Powered by FlippingBook