K2 T4 - page 36

35
Thị trường TÀI CHÍNH
mức lãi suất huy động là 14% vào tháng 6/2008, cao
nhất tại châu Á), NHNN cũng thực hiện giảm giá VND
xuống 2% để giải tỏa áp lực của đồng tiền trong nước
(NHNN, 2010). Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng
là giải pháp để giải cứu thị trường trước đà tăng của
lạm phát, dù chưa đủ tạo áp lực giảm nhiệt của lãi suất
cho vay. Cụ thể, Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về
cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam
do NHNN ban hành nhằm điều hành lãi suất cho vay
của các TCTD không được vượt quá 150% lãi suất cơ
bản. Diễn biến của thị trường lãi suất năm 2008 đã đi
ngược với mong đợi của NHNN, lãi suất không phản
ánh đúng quan hệ cung-cầu, bất cập về trần lãi suất
cũng đẩy các TCTD bước vào thời kỳ mất cân đối trong
cầu vốn vay tín dụng trung dài hạn rất lớn, gia tăng rủi
ro trong kỳ hạn vốn.
Giai đoạn từ năm2009 đến nay
NHNN ban hành Thông tư 07/2010/TT-NHNN
quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam thu lãi suất
thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề về lãi suất, cho
phép ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất
thỏa thuận với các khách hàng trung và dài hạn vay
phục vụ cho mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất.
Tình hình lãi suất năm 2011 không mấy khả quan, khi
chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế cũng
là một trong những lý do đẩy mức lãi suất huy động
và cho vay tăng cao, trong khi lãi suất thực trên thị
trường phải duy trì ở ngưỡng âm 3,55%. Trong khi
NHNN đã quy định mức trần lãi suất huy động là
14%/năm nhưng các NHTM vẫn lách luật và huy
động trượt lãi suất 2%-5% nữa để thu hút khách hàng.
Ngày 21/12/2012, NHNN ban hành Quyết định số
2646/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái
chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt
vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các
ngân hàng nhằm giảm lãi suất tái cấp vốn từ 10%/năm
xuống còn 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 8%/năm
xuống còn 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm giữa các
liên ngân hàng giảm từ 11% còn 10% năm. Như vậy,
với chính sách thắt chặt tiền tệ, đến nay lãi suất có xu
hướng giảm trên thị trường…
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự sửa đổi được ban
hành năm 2015 đã quy định trần lãi suất không vượt
quá 20%/năm đối với các khoản vay tín dụng, được
áp dụng vào ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, việc áp trần
lãi suất không phải là giải pháp tối ưu như đã phân
tích, nhưng bộ luật này cũng đã “mở đường” cho các
TCTD đó là được phép thỏa thuận lãi suất theo cơ chế
thị trường với điều khoản “trừ trường hợp luật khác
có liên quan quy định khác” (NHNN, 2015)…
đảm bảo an toàn tín dụng ở nông thôn, vì không áp
dụng chính sách ưu đãi về lãi suất. Từ sau năm 1997,
các NHTM đã giảm lãi suất cho vay như gia hạn các
khoản nợ từ 1-3 năm cho DN lên đến 5 năm, cho các
tập đoàn nhà nước vay không thế chấp đẩy lãi suất
cho vay từ 20,1%/năm trong năm 1996 giảm còn
14,4%/năm duy trì trong 2 năm 1997-1998. Lãi suất tín
dụng tăng trong thời gian này đến trực tiếp từ việc vay
mượn bởi các DNNN nhằm tái cấu trúc hệ thống tài
chính củamình được vững vàng hơn để vượt qua cuộc
khủng hoảng kinh tế. Trong năm 1999, việc mở rộng
chính sách tín dụng không làm kích thích tăng trưởng
kinh tế, lãi suất huy động vốn và lãi suất tín dụng đã
giảm lần lượt 2%/năm so với những năm trước.
Tuy nhiên, năm 2000 đánh dấu bước phát triển mới
trong cơ chế điều hành lãi suất. Theo đó, NHNN đã
chấp nhận thay đổi lãi suất cho vay không được vượt
qua lãi suất cơ bản cộng thêm 0,3%mỗi tháng cho vay
ngắn hạn và 0,5%mỗi tháng cho vay trung và dài hạn.
Về cơ bản, quyết định này không khác mấy so với
quyết định áp trần lãi suất như trước kia nhưng các
NHTM có thể chủ động hơn trong việc đưa ra lãi suất
cho vay tương ứng với từng đối tượng khách hàng mà
họ hướng tới.
Giai đoạn từ năm2001 đến năm2008
Từ năm 2001 - 2008, có sự tăng lên nhịp nhàng giữa
lãi suất huy động và cho vay tăng giảm nhịp nhàng.
Chính sách bỏ trần sàn lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản
làm cơ sở tham chiếu, nên các ngân hàng cũng như các
tổ chức tín dụng (TCTD) đua nhau thiết lập lãi suất của
mình. Trong 7 năm, mức lãi suất tăng lên lần lượt là 97%
đối với lãi suất huy động vốn và 67% đối với lãi suất
cho vay. Mức tăng kỷ lục này báo động một khoảng hở
trong quản lý và điều hành lãi suất của NHNN, đẩy lãi
suất tăng cao trên thị trường. Tuy nhiên, việc thiết lập
lãi suất của các NHTM lại làm cho bài toán quản lý trở
nên khó hơn trong vấn đề tự do hóa lãi suất. Năm 2008
là năm Việt Nam bị tác động gián tiếp bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu buộc NHNN phải “bơm” gói
kích cầu 30.000 tỷ đồng để kích thích thị trường tiêu
dùng. Cùng với việc tăng lãi suất 3 lần (đỉnh điểm của
2008 là nămViệt Nam bị tác động gián tiếp bởi
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NHNN đã
phải tung gói kích cầu 30.000 tỷ thứ nhất vào
để giải cứu thị trường. Cùng với việc tăng lãi
suất 3 lần (đỉnh điểmcủamức lãi suất huy động
là 14% vào tháng 6/2008, cao nhất tại châu Á),
NHNN cũng thực hiện giảm giá VND xuống 2%
để giải tỏa áp lực của đồng tiền trong nước.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...118
Powered by FlippingBook