K2 T4 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
36
vốn tự huy động để cho vay ưu đãi theo các mục tiêu
chỉ định, nhưng việc cấp bù phần giảm lãi suất cho
vay chưa được thực hiện đầy đủ (chỉ thực hiện khi
kết quả kinh doanh bị lỗ). Trong những trường hợp
như vậy, lãi suất cho vay thương mại sẽ bị đẩy lên
cao để bù đắp cho những khoản vay ưu đãi. Bên cạnh
đó, việc cho vay ưu đãi trong những trường hợp này
thường gắn liền với rủi ro tín dụng, do người vay gây
ra, cũng có thể do chính các NHTM gây ra, vì họ nghĩ
rằng các khoản cho vay đó đã được Nhà nước bảo
lãnh, nên không quan tâm đến hiệu quả đầu tư, giám
sát quá trình sử dụng vốn vay…
Sáu là,
thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất
chỉ đạo: Nếu thị trường tiền tệ thực sự phát triển theo
hướng ổn định và có đủ điều kiện để thực hiện tự do
hoá lãi suất hoàn toàn, thì có thể bỏ cơ chế điều hành
theo lãi suất cơ bản để chuyển hẳn sang cơ chế điều
hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của NHNN. Sau khi bỏ
biên độ lãi suất, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận,
thì vai trò của lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng
VND thực chất chỉ còn mang tính hướng dẫn, tham
khảo cho các TCTD, không còn vai trò kiểm soát và
tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. Vì vậy,
khi thị trường tiền tệ phát triển theo hướng ổn định và
có đủ điều kiện để tự do hoá lãi suất hoàn toàn, cần
phải chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất
chỉ đạo của NHNN.
Bảy là,
nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát
của NHNN: Cần nâng cao vị thế độc lập của chính sách
tiền tệ và quyền tự chủ của NHNN trong điều hành
chính sách tiền tệ. Đổi mới cơ cấu tổ chức của hệ thống
NHNN theo hướng tập trung quản lý, điều hành, nâng
cao tính chuyên môn hóa, xác định rõ ràng chức năng
nhiệmvụ và tăng cường phối hợp giữa các đơn vị, giảm
bớt các đầu mối quản lý. Tiếp tục tăng cường năng lực
thanh tra và giám sát ngân hàng của NHNN...
Tám là,
nâng cao năng lực canh tranh của các
NHTM. NHNN thông qua việc phân loại, xử lý dứt
điểm các khoản nợ xấu của các NHTM, minh bạch các
báo cáo tài chính hàng năm và tăng cường chất lượng
tài sản, tín dụng cũng như nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm soát tín dụng của các NHTM, đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;
2.NgânhàngNhà nước (2010), Thông tư07/2010/TT-NHNNQuy định về cho vay bằng
đồngViệtNamtheolãisuấtthỏathuậncủatổchứctíndụngđốivớikháchhàng;
3. IFM, staff. (1998, 1999), Vietnam: Selected issues and Statistical Appendix. IMF;
4.Worldbank. (1995). VietnamFinancial Sector review.Worldbank countries report;
5. Nguyen, X. T. (2003). The road to interest rate liberalization. Hochiminh: Fulbright
Economic.
Giải pháp thực hiện tiến trình tự do hóa lãi suất
Nhằm thực hiện tiến trình tự do hóa lãi suất, góp
phần hội nhập vào thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu
trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Một là,
xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát thị
trường liên ngân hàng: Việc xây dựng hệ thống chỉ
tiêu kiểm soát thị trường liên ngân hàng để theo dõi
kịp thời diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân
hàng, làm cơ sở ban hành lãi suất tái cấp vốn. Hiện
nay, NHNN đang thực hiện cơ chế điều hành trực
tiếp có giới hạn đối với lãi suất huy động và cho vay
của các NHTM làm cho lãi suất của các NHTM không
phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường làm
giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu.
dự báo sự biến động lãi suất theo tình hình
kinh tế: Việc dự báo sự biến động lãi suất theo tình
hình kinh tế trong và ngoài nước, qua đó áp dụng các
biện pháp định hướng lãi suất phù hợp với thực tế nền
kinh tế, bởi lãi suất là công cụ điều tiết quan trọng của
chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong quá trình nước ta
đã hội nhập.
Ba là,
sửa đổi và bổ sung các quy định về tái cấp
vốn, chiết khấu và tái chiết khấu. Theo đó, NHNN cần
nghiên cứu sửa đổi và bổ sung các quy định về tái cấp
vốn, chiết khấu và tái chiết khấu của NHNN đối với
các TCTD theo hướng thông thoáng hơn về điều kiện
vay, hạn mức vay đối với các NHTM.
Bốn là,
hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế
quản lý ngoại hối theo thông lệ quốc tế. NHNN cần
hoàn thiện các quy định về lãi suất phù hợp với thông
lệ quốc tế, hoàn thiện và phát triển thị trường nội tệ
liên ngân hàng, thị trường đấu thầu trái phiếu chính
phủ, nghiệp vụ thị trường mở để lấy mức lãi suất trên
thị trường này làm cơ sở xác định cho lãi suất cơ bản
bằng đồng Việt Nam. Đồng thời, cần công bố lãi suất
tiền gửi và cho vay bằng VND tính theo năm, các kỳ
hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động được
tính trên cơ sở lãi suất năm như đối với lãi suất ngoại
tệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm là,
xóa bỏ các hình thức cho vay ưu đãi trong
hệ thống ngân hàng: Đây là yêu cầu tất yếu trong
quá trình tự do hoá lãi suất. Theo kinh nghiệm tự do
hoá lãi suất của các nước, thì việc đề cập đến vấn đề
xoá bỏ các mức lãi suất ưu đãi trong quá trình tự do
hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay là muộn. Các nước
thường tiến hành việc xóa bỏ kiểm soát này vào thời
kỳ đầu của quá trình tự do hoá lãi suất. Bởi việc tồn tại
các mức lãi suất ưu đãi có ảnh hưởng tới các mức lãi
suất cho vay thương mại của các trung gian tài chính.
Thông thường các NHTM hiện nay vẫn dùng nguồn
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...118
Powered by FlippingBook