k1 t5 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
21
nước còn thiếu, chưa đồng bộ, dễ gây tranh cãi làm
khó khăn cho lãnh đạo của các nhà trường, chưa mở
đường cho đổi mới.
Bốn là,
mặc dù tính trên tổng diện tích khuôn
viên của cả 3 cơ sở, ĐHNT có đủ điều kiện về diện
tích khuôn viên phục vụ cho giáo dục đào tạo (tổng
khoảng 8,5 ha), nhưng khuôn viên tại Cơ sở Hà Nội
và Cơ sở TP. Hồ Chí Minh còn hẹp. Các trang thiết
bị dành cho đào tạo và nghiên cứu khoa học mặc dù
được đầu tư và nâng cấp hàng năm nhưng còn hạn
chế. Để nâng cao chất lượng đào tạo, việc mở rộng
khuôn viên và tăng cường cơ sở vật chất là vấn đề
lớn cần giải quyết, trong khi đó khả năng tích lũy đầu
tư phát triển trong những năm qua của Nhà trường
chưa giải quyết vấn đề này.
Năm là,
sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp vào
quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình
đào tạo còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho tính gắn kết thực tiễn của các chương
trình đào tạo nói chung và của các môn học nói riêng
còn hạn chế. Làm thế nào để tăng tính thực tiễn của
các chương trình, các môn học? Làm thế nào để thu
hút sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước,
tổ chức doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp vào các
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học nói chung và
quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào
tạo nói riêng là những vấn đề cần giải quyết ngay khi
thực hiện Đề án thí điểm tự chủ.
Giải pháp, khuyến nghị
Từ thực tiễn triển khai cơ chế tự chủ tại ĐHNT, bài
viết đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất,
Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
giai đoạn 2015-2017 của một số trường đã chuẩn bị
đến giai đoạn kết thúc, theo đó, Chính phủ nên xem
xét có đánh giá tổng kết về thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động của các trường được thí điểm, đối chiếu so
sánh với các trường không thuộc diện thí điểm. Trên
cơ sở đó, để xây dựng văn bản pháp luật cao hơn triển
khai đại trà các kết quả đã được khẳng định sau khi
thí điểm.
Thứ hai,
cần rà soát, bổ sung các văn bản của Chính
phủ, của các bộ ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
trong đó quy định riêng cho các trường được thực
hiện đề án thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP
của Chính phủ. Một số quy định bất hợp lý cũng cần
xem xét bãi bỏ.
Thứ ba,
Hội đồng trường được xem như một mô
hình quản trị trong trường đại học công lập, “cơ chế”
đảm bảo cho tự chủ của các trường đại học công lập.
Tuy nhiên, trên thực tế, Hội đồng trường chưa phát
huy được vai trò. Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá
thực tế của Hội đồng trường, không nên tổ chức một
cách ào ạt. Cần có thêm một số mô hình thí điểm về
Hội đồng trường để tìm ra một mô hình hiệu quả áp
dụng trong thực tế.
Thứ tư,
đa số các trường công lập được giao thí
điểm tự chủ có cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn
chế, với cơ chế hiện nay các trường chỉ duy trì được
hoạt động, phần tích lũy đầu tư còn rất hạn chế. Do
đó, Nhà nước nên tiếp tục đầu tư cho các trường đại
học công lập tự chủ.
Thứ năm,
nên cho phép các trường tự chủ được ký
kết hợp đồng với những người có trình độ chuyên
môn tốt đã nghỉ hưu, những chuyên gia nước ngoài
để giảng dạy, nghiên cứu và họ được công nhận là
giảng viên cơ hữu của Trường.
Tóm lại, đổi mới cơ chế hoạt động là xu thế tất yếu
tại các trường đại học công lập Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Sau một thời gian thực hiện thí điểm
tự chủ tài chính, ĐHNT đã có nhiều đổi mới trong
hoạt động và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, để được cộng đồng quốc tế công nhận
đối với các chương trình đào tạo đại học và sau đại
học của ĐHNT nói riêng và các trường đại học công
lập tại Việt Nam nói chung, các trường cần phải tiếp
tục thực hiện những đổi mới trong cơ chế hoạt động,
nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện
nay cũng như vượt qua những thách thức trong thời
gian tới. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những giải
pháp khuyến khích đổi mới cơ chế hoạt động tại các
trường đại học, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo
của hệ thống giáo dục Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng kết năm học hàng năm của trường ĐHNT;
2. Báo cáo tổng kết các chương trình liên kết đào tạo quốc tế năm 2015, ĐHNT;
3. Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/10/2014 về việc thí điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-
2017;
4. Quyết định 751/QĐ-CP của Chính phủ ngày 02/06/2015 phê duyệt Đề án thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường ĐHNT giai đoạn 2015-2017.
Đại học Ngoại thương hiện có 10 ngành với 16
chuyên ngành đào tạo hệ Cử nhân, 5 chuyên
ngành đào tạo Thạc sỹ và 2 chuyên ngành đào
tạo Tiến sỹ. Trường có 24 chương trình liên kết
đào tạo với các trường đại học nước ngoài ở
trình độ Đại học, Thạc sỹ. Tổng số sinh viên
toàn Trường khoảng 18.000 sinh viên ở tất cả
các trình độ và các hệ đào tạo, trong đó sinh
viên đại học chính quy khoảng 15.000.
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...110
Powered by FlippingBook