k1 t5 - page 58

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
và các văn bản này chỉ khai thác, sử dụng trong phạm
vi từng cơ quan HCSN, không phải báo cáo lên các cơ
quan quản lý nhà nước các cấp, không có quy định bắt
buộc đối với mỗi Bộ, ngành về số lượng các cơ quan
HCSN trực thuộc phải kiểm tra nội bộ hàng năm. Do
đó, trong giai đoạn 2011-2015, đối với các bộ, ngành ở
trung ương, mới có 03 Bộ, ngành là Bộ Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ về quản lý, sử dụng
kinh phí đối với các cơ quan HCSN trực thuộc thông
qua các bộ phận độc lập với bộ phận làm công tác quản
lý tài chính để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ. Ngân
hàng Nhà nước giao bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm
toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính
giao Ban Kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc Cục Kế
hoạch Tài chính; Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao Ban
Kiểm toán nội bộ thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Đối với 03 bộ, ngành đã thực hiện công tác kiểm tra
nội bộ nêu trên thì số lượng các cơ quan HCSN trực
thuộc được kiểm tra nội bộ hàng năm còn ít. Trong
giai đoạn 2011-2015, đối với Bộ Tài chính, số lượng các
cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính được kiểm tra nội
bộ bình quân hàng năm đạt 4,7% so với tổng số các cơ
quan HCSN là đơn vị dự toán trực thuộc; Đối với Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam, số lượng các cơ quan HCSN
trực thuộc được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam kiểm tra
nội bộ bình quân hàng năm chỉ đạt 1,3% so với tổng
số các cơ quan HCSN là đơn vị dự toán trực thuộc…
Mô hình đề xuất thực hiện
Qua đánh giá nêu trên cho thấy các Bộ, ngành, cơ
quan chủ quản cấp trên có toàn bộ thẩm quyền trong
tổ chức thực hiện công tác xét duyệt quyết toán hàng
năm và trong tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội
bộ về quản lý, sử dụng kinh phí hàng năm đối với
các cơ quan HCSN trực thuộc theo quy định của Luật
NSNN số 85/2015/QH13. Do đó, mô hình bài viết đề
xuất thực hiện là các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản cấp
trên tổ chức thực hiện công tác xét duyệt quyết toán và
công tác kiểm tra nội bộ về quản lý, sử dụng kinh phí
hàng năm đối với các cơ quan HCSN trực thuộc theo
quy định của Luật NSNN số 85/2015/QH13.
Cụ thể, Luật NSNN quy định: “Các Bộ, ngành, cơ
quan chủ quản cấp trên giao một bộ phận độc lập với
bộ phận làm công tác quản lý tài chính xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ về
quản lý, sử dụng kinh phí đối với các cơ quan HCSN
là đơn vị dự toán trực thuộc, với sản phẩm qua kết
quả kiểm tra nội bộ là: (i) Thông báo xét duyệt quyết
toán đối với các cơ quan HCSN trực thuộc để phục vụ
lập, tổng hợp quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ,
ngành gửi các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; (ii)
Kết luận kiểm tra nội bộ đối với các cơ quan HCSN
trực thuộc để phục vụ công tác quản trị nội bộ của Bộ,
ngành”. Khi thực hiện mô hình này, ngoài khắc phục
được các hạn chế của công tác xét duyệt quyết toán và
của công tác kiểm tra nội bộ về quản lý, sử dụng kinh
phí đối với các cơ quan HCSN trực thuộc trong thời
gian vừa qua, còn có một số ưu điểm như sau:
Thứ nhất,
do công tác xét duyệt quyết toán được
lồng ghép cùng công tác kiểm tra nội bộ, do một bộ
phận độc lập với bộ phận làm công tác quản lý tài
chính tổ chức thực hiện nên không bị hạn chế về thời
gian xét duyệt quyết toán, thời gian kiểm tra nội bộ,
qua đó có thể xem xét, đánh giá được toàn bộ các nội
dung chi của đơn vị về việc chấp hành theo các chính
sách, chế độ, định mức quy định của nhà nước, của cơ
quan quản lý cấp trên; xem xét, so sánh được kết quả,
hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với kết quả thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan HCSN.
Do công tác xét duyệt quyết toán bắt buộc cơ quan
HCSN quản lý cấp trên phải thực hiện đối với toàn bộ
các cơ quan HCSN là đơn vị dự toán trực thuộc, nên
đảm bảo toàn bộ các cơ quan HCSN trực thuộc đều
được cơ quan HCSN quản lý cấp trên kiểm tra nội bộ.
Bên cạnh đó, nội dung, kết quả, kiến nghị qua công tác
xét duyệt quyết toán và qua công tác kiểm tra nội bộ,
nội dung Thông báo xét duyệt quyết toán và nội dung
Kết luận kiểm tra nội bộ luôn đảm bảo tính liên thông,
thống nhất và khả thi.
Thứ hai,
bộ phận làm công tác quản lý tài chính
(là bộ phận duyệt dự toán, duyệt nội dung sử dụng
kinh phí, có liên quan trực tiếp đến một số nội dung
chi trong quyết toán kinh phí của các cơ quan HCSN
trực thuộc) sẽ không thực hiện nhiệm vụ xét duyệt
quyết toán đối với các cơ quan HCSN trực thuộc,
nên sẽ đảm bảo tính khách quan giữa bộ phận làm
công tác quản lý tài chính với bộ phận làm công tác
xét duyệt quyết toán.
Tài liệu tham khảo:
1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Quyết định số 742/QĐ-BHXH ngày 29/6/2015
ban hành Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm Xã
hội Việt Nam;
2. Bộ Tài chính (2012), Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 ban hành Quy
chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà
nước, đầu tư xây dựng và đầu tưứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan
HCSN thuộc Bộ Tài chính;
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011
và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011;
5. Quốc hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11;
6. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 85/2015/QH13.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...110
Powered by FlippingBook