k1 t5 - page 48

50
tài chính đối với giáo dục đại học
- Quyền sử dụng nguồn tích lũy để đầu tư vào
mọi hình thức có hệ số an toàn cao trong nước
hoặc quốc tế.
Để tăng khả năng tiếp cận cho sinh viên theo học
các chương trình đào tạo chất lượng, cần có chính
sách vay vốn ưu đãi để sinh viên nghèo có thể theo
học đại học nói chung cũng như học các trường có
chất lượng tốt. Điều đó cũng tạo ra sự cạnh tranh
bình đẳng giữa các trường khi nguồn tiền phân bổ
cho đào tạo thông qua chính sách học bổng hoặc
chính sách cho vay.
Học bổng có thể đối với các ngành ưu tiên mũi
nhọn phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất
nước hoăc dươi hinh thưc sinh viên vay vốn. Chi
phí đơn vị cho 1 sinh viên/ 1 năm cần được nghiên
cứu, tính toán.
Theo GS. Phạm Phụ (2011), cần xét đến cơ cấu
“chia sẻ chi phí” giữa ngân sách nhà nước, học phí
và đóng góp của cộng đồng trong chi phí đơn vị. Tùy
thuộc vào khả năng ngân sách của nhà nước mà các
trường tính toán, xác định mức học phí hợp lý cũng
như tìm kiếm các nguồn đóng góp của cộng đồng.
Thứ hai,
để đảm bảo điều kiện tài chính, các cơ
sở GDĐH cần:
- Tích cực chủ động nguồn thu, khai thác các
nguồn thu khác; đa dạng hóa nguồn tài chính; khai
thác triệt để các nguồn lực để phuc vu đao tao của
trường; điều chỉnh các mức học phí, lệ phí phù hợp
và kết hợp với việc triển khai một cách tích cực các
chính sách hỗ trợ tài chính cho người học; xây dựng
các định mức chi phí theo nguyên tắc phân bổ kinh
phí căn cứ trên hiệu quả công việc; tìm kiếm các đối
tác tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư
tài chính nhằm tăng thêm nguồn kinh phí.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa để huy động
được các nguồn thu và tài trợ; có giải pháp tăng thu,
giảm chi; đặc biệt tăng thu từ hoạt động khoa học
công nghệ và dịch vụ để đảm bảo khả năng tự chủ
tài chính.
- Đảm bảo kinh phí cần thiết cho quá trình đào
tạo phù hợp với quy mô đào tạo đại học và sau đại
học; chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu
từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai,
chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản
xuất và nguồn vốn huy động khác.
- Xây dựng lộ trình tự chủ tài chính để có nguồn
thu chi trả tiền lương và chi phí trực tiếp, chi phí
quản lý và chi phí khấu hao theo quy định của Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị
quyết 77/NQ-CP.
- Rà soát, ban hành quy định về mức thu học phí
theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo
và tương xứng với chất lượng đào tạo; Thực hiện
kiểm toán độc lập hằng năm, công khai báo cáo
kiểm toán trên trang thông tin điện tử.
- Thực hiện minh bạch hóa và công khai các điều
kiện đam bao chât lương; thu chi tài chính và báo
cáo kiểm toán độc lập hàng năm; cam kết, chịu trách
nhiệm về điều kiện và chất lượng đào tạo không
đạt chuẩn, khả năng tìm việc làm và hòa nhập thị
trường lao động thấp của người học.
Như vậy, để việc thực hiện cơ chế tự chủ đại
học đi vào cuộc sống, tưng bươc nâng cao chât
lương giao duc đao tao, chinh sach thuc đây, thu
hut nguôn lưc tai chinh cho hoat đông giao duc
đao tao cân đươc đây manh hơn nưa. Cùng với
đó, các quy định của Nhà nước cần thay đổi, bài
toán thiết kế chính sách cho cải cách tài chính cần
được thiết kế một cách hết sức công phu để giúp
các trường đại học có quyền chủ động trong quản
trị tài chính dưới sự giám sát từ phía nhà nước.
Điều đó sẽ giúp các cơ sơ giao duc đào tạo tao thu
hút nguồn lực tai chinh thích ứng với cơ chế thị
trường cũng như hội nhập với thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề GDĐH Việt Nam Xuân Giáp Tuất tháng 2/1994;
2. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn
diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006- 2020;
3. Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam, Tập 2. NXB Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, 2011;
4. Nguyễn Thị Thu Thủy, Cách tiếp cận cho quản lý đại học trong xu hướng gia
tăng quyền tự chủ tại Việt Nam;
5. Estermann, Thomas, Terhi Nokkala, and Monika Steinel. “University
autonomy in Europe II.” The Scorecard. Brussels: European University
Association (2011);
6. Mora, José-Ginés. “Governance and management in the new university.”
Tertiary education and management 7.2 (2001): 95-110;
7. Varghese, N., and Michaela Martin. “Governance reforms and university
autonomy in Asia.” Paris: International Institute for Educational
Planning (2013);
8. Wang, Li. “Higher education governance and university autonomy in China.”
Globalisation, Societies and Education 8.4 (2010): 477-495.
Mức chi của các trường đai hoc vẫn còn hạn
chế: Chi cho hoạt động khoa học công nghệ
chưa đạt mức 5% tổng nguồn thu của trường;
chi cho nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa
đạt 3% (theo Nghị định 99/2014/NĐ-CP quy
định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến
khích hoạt động khoa học và công nghệ trong
các cơ sở giáo dục đại học).
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...110
Powered by FlippingBook