k1 t5 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
59
lục NSNN, đúng niên độ ngân sách; các chứng từ thu,
chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo
quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu
của Kho bạc Nhà nước”.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan xét duyệt: Đề
nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán
độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo
cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu
có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số
liệu cần thiết để thực hiện việc xét duyệt quyết toán;
Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân
sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản
chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt;
xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý đối với thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ,
gây thất thoát ngân sách nhà nước; Điều chỉnh những
sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo
quyết toán nếu thấy cần thiết.
Công tác kiểm tra nội bộ về quản lý, sử dụng kinh phí:
Luật NSNN số 85/2015/QH13, tại Điều 32 quy định:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan HCSN là đơn vị
dự toán ngân sách: Kiểm tra việc thực hiện thu, chi
ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc”. Luật Phòng
chống tham nhũng quy định tại Điều 59 “Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường
xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của mình” và khoản 2 Điều 60 quy định “Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm
thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực
thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý”. Trong
“Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ
quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ban hành kèm theo
Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định: “Đối tượng áp dụng
quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán là cơ quan hành
chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ
chức khác có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kinh
phí NSNN đều phải thực hiện công tác tự kiểm tra tài
chính, kế toán tại đơn vị mình”.
Những hạn chế phát sinh từ thực tế
Do điều kiện tổ chức bộ máy các bộ, ngành, địa
phương có nhiều cơ quan HCSN trực thuộc hoạt động
chuyênmôn trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong
đó có những cơ quan ở Trung ương có nhiều đơn vị
cấp bộ, cấp tổng cục có tổ chức bộ máy gắn liền và có
quan hệ trực tiếp với các cấp chính quyền địa phương
(như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao…) nên hệ thống
các cơ quan HCSN sử dụng kinh phí rất lớn, trải rộng
trên phạm vi toàn quốc (một số Bộ ngành có đến 4 cấp
đơn vị sử dụng kinh phí: Cấp bộ, cấp tổng cục, cấp cục
trực thuộc tổng cục, cấp chi cục trực thuộc cục). Từ đó
dẫn đến một số bất cập:
Thứ nhất, đối với công tác xét duyệt quyết toán:
Để đảm
bảo tiến độ đúng theo quy định của Luật NSNN (trong
thời gian từ đầu tháng 2 đến hết tháng 9 năm sau các
cơ quan HCSN trực tiếp sử dụng kinh phí hoàn thành
việc đối chiếu số dư kinh phí với KBNN nơi giao dịch,
lập báo cáo quyết toán, đến các đơn vị dự toán cấp trên
(cấp Tổng cục, cấp Bộ) xét duyệt quyết toán của các
đơn vị trực thuộc, tổng hợp quyết toán hàng năm của
toàn ngành báo cáo cơ quan tài chính nhà nước) trong
khi một số bộ, ngành có số lượng cơ quan HCSN trực
tiếp sử dụng kinh phí quá lớn, trải rộng trên phạm vi
toàn quốc nên công tác xét duyệt quyết toán của cơ
quan HCSN cấp trên đối với các cơ quan HCSN trực
thuộc thường chỉ thực hiện trong khoảng thời gian từ
1 – 3 ngày.
Do đó, kết quả xét duyệt quyết toán hầu như chỉ
mới xem xét, đánh giá được một số nội dung chi của
đơn vị về việc chấp hành theo các chính sách, chế độ,
định mức quy định của nhà nước, của cơ quan quản
lý cấp trên. Công tác xét duyệt thường không đánh
giá được đầy đủ, toàn bộ các nội dung chi của đơn
vị; không xem xét, so sánh được kết quả, hiệu quả sử
dụng kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của cơ quan HCSN. Tuy nhiên, qua xét
duyệt thì cơ quan HCSN quản lý cấp trên phải ban
hành thông báo xét duyệt quyết toán, nên các cơ quan
HCSN quản lý cấp trên đồng chịu trách nhiệm với các
cơ quan HCSN trực thuộc khi có sai sót, vi phạm trong
quản lý, sử dụng kinh phí.
Bên cạnh đó, nhiệmvụ xét duyệt quyết toán đối với
các cơ quan HCSN trực thuộc thường giao bộ phận
làm công tác quản lý tài chính của cơ quan HCSN
quản lý cấp trên thực hiện. Đây là bộ phận duyệt dự
toán, duyệt nội dung sử dụng kinh phí nên nhiệm vụ
của bộ phận này có liên quan trực tiếp đến một số nội
dung chi trong quyết toán kinh phí của các cơ quan
HCSN trực thuộc, có thể sẽ dẫn đến không đảm bảo
tính khách quan khi một bộ phận (làm công tác quản
lý tài chính) vừa thực hiện phê duyệt chi và vừa thực
hiện xét duyệt quyết toán.
Thứ hai, đối với công tác kiểm tra nội bộ về quản lý, sử
dụng kinh phí:
Công tác kiểm tra nội bộ của cơ quan
HCSN cấp trên đối với các cơ quan HCSN về quản lý,
sử dụng kinh phí với kết quả cuối cùng là ban hành
Biên bản kiểm tra nội bộ hoặc Kết luận kiểm tra nội bộ
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...110
Powered by FlippingBook